Đầu tư để chống ngập lụt, thiên tai

Nhàđầutư
Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Do đó, việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đối phó với thiên tai là vô cùng cấp thiết.
THANH TRẦN
02, Tháng 11, 2020 | 06:38

Nhàđầutư
Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Do đó, việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đối phó với thiên tai là vô cùng cấp thiết.

NHAT+BAN_ANH+1

Nhật Bản đang là quốc gia đặc biệt chú trọng đến đầu tư nhằm chống lại thiên tai, bão lũ.  Ảnh: Nikkei

Nhật Bản, quốc gia có cơ sở hạ tầng chống thiên tai tốt bậc nhất trên thế giới, đã đầu tư hàng tỷ USD nhằm làm dịu đi cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Trong nhiều thế kỷ, Nhật đã coi việc quản lý thiên tai là một vấn đề có thể được giải quyết bằng kỹ thuật.

Sau một cơn bão tàn khốc giết chết hơn 1.200 người vào cuối những năm 1950, Nhật Bản bắt tay vào xây dựng một loạt các công trình công cộng để quản lý nhiều con sông trên cả nước. Đê và đập được xây dựng trên gần như mọi con sông và nhiều đoạn lòng sông được bao bọc bởi bê tông.

Tuy nhiên, một trong những công trình của Nhật Bản mang tính lịch sử không thể không nhắc đến chính là "ngôi đền dưới lòng đất" tại Tokyo.

Ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, người dân vẫn gọi và coi hệ thống đường hầm chống ngập Kasukabe được xây dựng tại Saitama ở phía Bắc, là "ngôi đền Parthenon" - tấm bùa bảo vệ thành phố này và các khu vực lân cận khỏi lũ lụt thảm khốc - một nguy cơ mà giới chuyên gia cảnh báo đang ngày một hiện hữu trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu ngày một gia tăng.

Được xây dựng vào năm 2006, công trình này có chiều ngang là 30 m và sâu 70 m. Hệ thống đường hầm trong "ngôi đền dưới lòng đất" sẽ đẩy và tái điều chỉnh dòng chảy của các dòng nước khổng lồ từ những trận mưa lũ và siêu bão.

Bể chứa nước khổng lồ này có mức chi phí xây dựng ít nhất là 230 tỷ yên (2,2 tỷ USD). Hệ thống gồm nhiều cột trụ lớn với trọng lượng 500 tấn mỗi cột nhằm hỗ trợ bể chứa nước chính vốn được xây bằng bêtông và có chiều dài tương đương hai sân bóng đá.

Cơ sở này hoạt động khoảng 7 lần/năm. Nhờ có bể chứa nước khổng lồ này mà chính phủ Nhật Bản tiết kiệm được ít nhất 120 tỷ yên (1,1 tỷ USD) thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Tại thủ đô Tokyo - thành phố có tới hơn 100 con sông, chính quyền đã xây dựng 10 hồ chứa nước ngầm và 3 đường hầm chống ngập.

Hiện Tokyo vẫn đang xây dựng thêm các hệ thống chống ngập khác. Tại tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản, một hệ thống chống ngập tương tự như Kasukabe, trị giá 366 tỷ yên (3,5 tỷ USD), cũng đang được xây dựng. Dự kiến, công trình này sẽ hoàn thành vào năm 2044.

Tại Philippines, một trong những quốc gia phải chịu đựng sự tàn phá vô cùng khủng khiếp của thiên nhiên, chính phủ đã dành khoảng 700 triệu USD để xây dựng và củng cố hệ thống đê, nạo vét sông, củng cố hệ thống đường thủy, bố trí máy bơm ở các vị trí xung yếu quanh thủ đô Manila cũng như các khu vực trọng yếu khác.

Philippines có một "Kế hoạch tổng thể về quản lý lũ lụt" cho giai đoạn 2012-2035 và có ngân sách riêng dành cho kế hoạch này.

Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc cải thiện hệ thống thoát nước ở Manila và khu vực ngoại thành. Nạo vét gần 200 con lạch và cửa sông ở khu vực Manila; thiết kế hệ thống thoát nước có thể cung cấp cảnh báo trước 6 giờ cho cộng đồng địa phương về nguy cơ ngập lụt và lắp đặt hơn 61.000 máy đo lượng mưa tự động và khoảng 500 trạm quan trắc ở 1.800 lưu vực sông lớn khắp cả nước, tập trung vào các hòn đảo chính ở Luzon.

Trong khi đó, tại Singapore, chính phủ cũng đã xây nhiều hồ trữ nước để vừa có thể chống lụt, chống nước dâng, vừa có nguồn nước ngọt cho người dân.

Công trình tiêu biểu là hồ chứa và đập Marina Barrage dài 350 m với chi phí 135 triệu USD. Nếu mưa lớn khi thủy triều xuống, các cổng đập sẽ được hạ xuống để giải phóng lượng nước dư thừa từ hồ chứa ra biển. Nếu mưa lớn xảy ra khi thủy triều lên, các cổng sẽ được đóng lại, máy bơm thoát nước khổng lồ được kích hoạt để bơm nước thừa từ hồ chứa ra biển.

Thời gian vừa qua, Thái Lan cũng đã công bố 28 dự án chống ngập mới, trị giá 26 tỉ bath (tương đương 610 triệu bảng Anh) để nạo vét lòng sông, xây các đê chống ngập và hầm trữ nước.

Ở ngay giữa trung tâm Bangkok, chính quyền địa phương xây dựng công viên với diện tích hơn 4 hecta trong khuôn viên Đại học Chulalongkorn ở trung tâm Bangkok: bên dưới các hàng cây và thảm cỏ là những bể chứa nước ngầm, cùng với một cái hồ lớn sẽ có thể chứa 3,78 triệu lít nước.

Trong điều kiện bình thường, nước mưa không chảy về các nhà máy xử lý sẽ chảy vào các container trữ nước để tưới tiêu trong mùa khô. Còn khi Bangkok bị ngập nặng, các container sẽ trữ nước và điều tiết qua hệ thống cống sau khi đã giảm ngập.

Tại châu Âu, liên quan đến ngập lụt, Hà Lan được phong là "phù thủy chống ngập" khi quốc gia nằm dưới mặt nước biển này bao thập kỷ nay không phải chịu đựng những trận ngập lụt hay xâm nhập mặn từ Đại Tây Dương.

Để chống ngập hiệu quả, quốc gia này đã triển khai kế hoạch "Delta Work" - một hệ thống đê kè phòng vệ, bảo vệ Hà Lan khỏi bị nước biển dâng. Đây là một trong những hệ thống công trình chống ngập lụt lớn nhất thế giới khi được triển khai từ năm 1954 cho tới những năm 1991.

Hà Lan hiện sở hữu tất cả khoảng bảy loại đê, kè chuyên dụng cho biển, sông, hồ, kênh đào, hay loại đê khẩn cấp, đê chống bão…được xây dựng phù hợp theo tính năng sử dụng.

Tại Ý, chính phủ đã chi ra 8 tỷ USD để khởi công Mose - một đê chắn sóng biển nổi, có 79 cánh cổng - trong năm 2003 tại ba vị trí cửa Lido, Malamoco và Chioggia để chống ngập. Mỗi cánh cổng rỗng ruột này dài 30m, rộng 20m và cao từ 4-5m.

Cửa Lido là lớn nhất, cần đến 41 cổng và ở giữa phải xây một hòn đảo nhân tạo. Công trình này có thể hoạt động trong 100 năm, chống lại những con sóng cao đến 3m để bảo vệ thành phố Venice.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ