Công ty Việt Nam chủ động tham gia M&A trong nước

Nhàđầutư
Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư trong nước vẫn nắm bắt cơ hội để M&A nhằm mở rộng thị phần, thâm nhập và các thị trường mới, ngành mới, đồng thời hình thành các mối quan hệ chiến lược.
TẢ PHÙ
09, Tháng 12, 2021 | 09:43

Nhàđầutư
Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư trong nước vẫn nắm bắt cơ hội để M&A nhằm mở rộng thị phần, thâm nhập và các thị trường mới, ngành mới, đồng thời hình thành các mối quan hệ chiến lược.

b6af3d9fb30978572118

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia. Ảnh: Báo Đầu tư.

Phát biểu tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 13 (năm 2021), ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia nhận định thị trường M&A Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. 

Trong năm 2020, nhiều nước trên thế giới chứng kiến GDP tăng tưởng âm và hiện tại vẫn gánh chịu những ảnh hưởng từ COVID-19. Dù vậy, Việt Nam nổi lên như một ngôi sao sáng với GDP tăng trưởng dương. Sự ổn định này nhờ phần lớn vào các biện pháp hữu hiệu của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Có thể thấy, thị trường M&A Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2021 ghi nhận thu hút 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm trước dịch 2019. Trong khi đó, số lượng giao dịch giảm nhẹ.

Giá trị giao dịch trung bình có xu hướng tăng từ 28,1 triệu USD trong năm 2019 lên 42,8 triệu USD Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2021. Ngày càng nhiều thương vụ có giá trị lên đến 100 triệu USD được ghi nhận. Chỉ trong khoảng thời gian kể trên, đã có 22 giao dịch so với 19 giao dịch trong toàn bộ năm 2019.

Ông Warrick Cleine nói:"Điều này khá thú vị, bởi bất chấp giai đoạn khủng hoảng hiện tại, nền kinh tế của nhiều quốc gia có thể bị chững lại, nhưng M&A không dừng lại. Thậm chí, các thương vụ M&A đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam". 

Với tác động từ COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vận động theo mô hình chữ “K”, nghĩa là một số lĩnh vực sẽ chịu sự suy thoái, một số sẽ có cơ hội phát triển. Có thể thấy, bất chấp tác động tiêu cực của COVID-19, một số lĩnh vực ở Việt Nam vẫn hút hút nhiều M&A như tiêu dùng thiết yếu, tài chính và bất động sản.

Tài chính và bất động sản là ngành thu hút nhiều M&A nhất, chiếm 55%-60% tổng giá trị giao dịch những năm qua. Các lĩnh vực này hưởng lợi từ nhu cầu cao về nhà ở, dịch vụ tài chính, hàng hóa tiện lợi, trong đó bình ổn kinh tế vĩ mô là yếu tố quan trọng để thu hút các nhầ đầu tư đến Việt Nam.

Một số thương vụ tiêu biểu có thể kể đến như Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui đầu tư 1,3 tỷ USD vào FE Credit, quỹ SK South East Asia đầu tư 410 triệu USD vào Vincommerce, và Baring và Alibaba đầu tư 400 triệu USD vào CrownX, tất cả đều diễn ra vào nửa đầu năm 2021.

Ông Warrick Cleine cũng chỉ ra, điểm đáng chú ý trong năm nay là sự trỗi dậy của khối công nghệ. 10 tháng đầu năm 2021 ghi nhận số thương vụ M&A trong lĩnh vực này tăng hơn gấp 3 lần so với cả năm 2020 và đạt gần 1 tỷ USD, thậm chí vượt mức trước đại dịch COVID-19.

Giao dịch trực tuyến được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển kể cả sau đại dịch nhờ quyết tâm chuyển đổi số của Chính phủ. Một số công ty hưởng lợi từ xu hướng này như VNG, VNPay, Momo, Sky Mavis...

Ngoài công nghệ tài chính, thương mại điện tử, Blockchain, những ngành khác cũng cho thấy tiềm năng với một số thương vụ đáng chú ý như Mekong Capital đầu tư vào công ty khởi nghiệp mảng công nghệ y tế Gene Solutions.

Đáng chú ý, đó là sự tham gia của các công ty trong nước với hoạt động M&A.

Trước đây, hoạt động M&A tại Việt Nam được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhà đầu tư nước ngoài như Thái Lan, Malaysia, Singapore.... Dù vậy, với ảnh hưởng từ COVID-19, các nhà đầu tư ngoại quốc kể trên phải đầu tư một cách thận trọng do các chuyến kiểm tra thực địa bị hạn chế.

Nắm bắt cơ hội này, các nhà đầu tư trong nước đã mạnh tay M&A, thâm nhập vào các thị trường và ngành mới. Giá trị các thương vụ M&A trong nước đã tăng lên 2,2 tỷ USD vào năm 2020 và tăng 201% so với năm trước. Dù có phần bị ảnh hưởng bởi COVI-19 trong quý II và quý III/2021, song giá trị giao dịch vẫn duy trì ổn định ở mức 1,6 tỷ USD trong 10 tháng 2021. 

Tại Việt Nam, có thể kể đến 5 doanh nghiệp lớn đã đưa M&A vào chiến lược phát triển của họ gồm: Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Masan, Tập đoàn Novaland, CTCP Sữa Việt Nam.

Cùng với đó, quy mô hoạt động của các công ty này tăng lên theo thời gian không chỉ dựa vào năng lực quản trị và khả năng thực thi của đội ngũ lãnh đạo, mà còn nhờ vào cách tiếp cận mạnh mẽ với chiến lược M&A.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ