Các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long ‘dọn chỗ’ đón làn sóng đầu tư mới

Nhàđầutư
Để đón đầu làn sóng đầu tư chuyển dịch từ các quốc gia trong khu vực, nhiều địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lên kế hoạch đầu tư hạ tầng nhiều khu, cụm công nghiệp mới.
AN HÒA
10, Tháng 08, 2021 | 13:47

Nhàđầutư
Để đón đầu làn sóng đầu tư chuyển dịch từ các quốc gia trong khu vực, nhiều địa phương tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lên kế hoạch đầu tư hạ tầng nhiều khu, cụm công nghiệp mới.

dien gio ngoai khoi

Điện gió ngoài khơi là một lợi thế trong thu hút đầu tư của vùng ĐBSCL. Ảnh: TL

Hàng chục khu, cụm công nghiệp được thành lập mới

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang: UBND tỉnh này ban hành Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu công nghiệp (KCN) Vàm Cống, diện tích gần 200ha tại phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên. KCN này do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh An Giang làm chủ đầu tư, liên danh Công ty Nippon Koei Co., LTD và Công ty CP Tư vấn xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam lập quy hoạch.

KCN Vàm Cống ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp điện tử, công nghiệp chế biến nông, thủy sản có ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường; kết hợp dịch vụ logistics kho vận, được tập trung đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ, hiện đại.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký ban hành Công văn số 2972/UBND-KT gửi các cơ quan chức năng trong tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Phú Hưng thực hiện nghiên cứu, khảo sát đầu tư KCN Ô Môn với quy mô diện tích 500 ha tại phường Trường Lạc.

UBND tỉnh Cà Mau cũng vừa ban hành quyết định thành lập KCN Sông Đốc phía Nam với diện tích 100ha, tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời. KCN này do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Đốc chủ đầu tư với tổng mức đầu tư của dự án hơn 538 tỷ đồng.

Đề đón “sóng” đầu tư, UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định thành lập Khu công nghiệp Cổ Chiên với quy mô gần 200 ha, tổng mức đầu tư gần 749 tỷ đồng. tại xã Đại Phước, huyện Càng Long.

Ban Quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang cũng vừa đề xuất UBND tỉnh trong giai đoạn từ 2021-2030 đưa vào quy hoạch 10 KCN, tổng diện tích 3.933ha, tại các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và TP. Ngã Bảy.

Trước đó, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký ban hành Quyết định số 822/QĐ-UBND về việc thành lập KCN Đông Bình, thị xã Bình Minh với diện tích 350 ha; Chủ đầu tư KCN này là Công ty cổ phần Đầu tư TNI Vĩnh Long; tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ đồng.

UBND tỉnh Sóc Trăng cũng vừa có Văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương đề xuất việc thành lập Quỹ phát triển đất sạch; đồng thời phối hợp cùng các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các KCN Đại Ngãi, Sông Hậu, Mỹ Thanh và cụm công nghiệp An Lạc Thôn.

KCN thot not can tho

Nhiều KCN tại ĐBSCL đang hoàn thiện hạ tầng tạo quỹ đất phục vụ nhà đầu tư. Ảnh: An Hòa

ĐBSCL đang có 5 lợi thế thu hút đầu tư

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, vùng ĐBSCL đang có 5 lợi thế trong thu hút đầu tư. Đó là, có vị trí cửa ngõ kết nối của các hành lang kinh tế Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển, biên mậu, giao thương quốc tế; nguồn nhân lực đang ở thòi kỳ dân số vàng; nông nghiệp của vùng đang nắm giữ rất nhiều sản phẩm được thế giới ưa chuộng; là vùng có lợi thế đặc biệt về các nguồn năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, ĐBSCL đang nắm giữ cơ hội lớn trong thu hút các nguồn lực đầu tư dịch chuyển mạnh mẽ từ nơi cạn kiệt cơ hội, cạnh tranh quá khốc liệt, giá đầu vào đắt đỏ sang khu vực có nhiều tiềm năng chưa được khai thác như ĐBSCL.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã có 394 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt gần 122.000ha. Trong đó, diện tích đất công nghiệp chiếm 66,4% (tương đương 81.000ha).

Trong số 394 KCN được thành lập, có 286 KCN đang hoạt động, các KCN này có tỷ lệ lấp đầy đạt 71,8%. Các KCN trên địa bàn cả nước đã tạo việc làm cho 3,78 triệu lao động trực tiếp. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, đã có thêm 25 KCN được thành lập mới, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ