Trái chiều cuộc đua 'hút' vốn FDI của các địa phương Đông Nam Bộ

Nhàđầutư
Dù vẫn nằm trong top các địa phương thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất nhưng dòng vốn đầu tư vào các KCN TP.HCM đang chững lại thời gian qua. Ngược lại, KCN tại các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An... đang cho thấy tiềm năng thu hút FDI.
LIÊN THƯỢNG
13, Tháng 11, 2023 | 06:50

Nhàđầutư
Dù vẫn nằm trong top các địa phương thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều nhất nhưng dòng vốn đầu tư vào các KCN TP.HCM đang chững lại thời gian qua. Ngược lại, KCN tại các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An... đang cho thấy tiềm năng thu hút FDI.

Empty

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy lợi thế cảng biển để thu hút FDI vào KCN. Ảnh: Đăng Kiệt

"Thỏi nam châm" Đông Nam Bộ

Như Nhadautu.vn đã thông tin, UBND tỉnh Đồng Nai vừa trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 37,5 triệu USD. Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho biết, trong 10 tháng của năm 2023, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được thêm 61 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư hơn 308 triệu USD. Ngoài ra, có 83 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng hơn 736 triệu USD. Tính chung cả cấp mới và điều chỉnh tăng vốn trong 10 tháng năm 2023 đạt hơn 1 tỷ USD, đạt 146% kế hoạch năm 2023.

Trong khi đó, tại Bình Dương, sự xuất hiện của FM Logistics, một doanh nghiệp logistíc của Pháp cũng góp phần khẳng định vị thế thu hút FDI của địa phương này.

Theo thống kê, tính đến 15/10, Bình Dương thu hút được 26 triệu USD, gồm 16 dự án mới (73 triệu USD), 07 dự án tăng vốn (68 triệu USD) và 15 dự án góp vốn (16,7 triệu USD), có 6 dự án giảm vốn (132 triệu USD). Lũy kế 10 tháng đã thu hút được 1,306 tỷ USD (bằng 46% so với cùng kỳ), có 101 dự án đầu tư mới (532 triệu USD), 31 dự án điều chỉnh tăng vốn (150 triệu USD) và 112 dự án góp vốn (771 triệu USD), có 10 dự án giảm vốn (148 triệu USD).

Trong khi đó, phát huy lợi thế cảng biển, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có lượng FDI tăng liên tục 10 tháng qua. Với khoảng tăng gấp 2,78 lần năm 2022. Trong thời gian ngắn vừa qua có 3 dự án lớn, trọng điểm quốc gia đi vào hoạt động vận hành thử nghiệm tại địa phương này. Đó là Tổ hợp hóa dầu miền Nam, Kho cảng khí thiên nhiên LNG và cảng cạn Phú Mỹ.

Thống lê từ đầu năm đến nay, tỉnh đã thu hút được 20 dự án FDI, tổng vốn đăng ký hơn 751 triệu USD, tăng hơn 481 triệu USD so với cùng kỳ năm 2022.

Trả lời Nhadautu.vn, ông Lê Xá, Phó trưởng Ban Phụ trách Ban Quản lý KCN tỉnh Bà Riạ - Vũng Tàu cho biết, tính đến tháng 10/2023, tại các KCN tỉnh này có 571 dự án đầu tư trong và ngoài nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký quy đổi là trên 23,435 tỷ USD. Trong đó có 284 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 13,738 tỷ USD, 287 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 138.870 tỷ đồng và 1,018 tỷ USD. 

Tại Long An, ông Lê Trường Chinh, Trưởng Ban Quản lý KKT tỉnh này cho biết, Long An đứng thứ 3 cả nước về quy mô phát triển các KCN. Theo Quyết định số 686/QĐ-TTg, ngày 13/6/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch giai đoạn 2021-2030, toàn tỉnh có 51 KCN với tổng diện tích quy hoạch 12.433ha.

Đến nay, toàn tỉnh có 34 KCN được thành lập với tổng diện tích 9.251ha. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp với quy trình tự động hóa và sản xuất tiên tiến, tiếp nối và lan tỏa động lực phát triển từ TP.HCM đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Thống kê mới nhất, trong 9 tháng năm 2023, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư được 112 dự án mới với 73 dự án FDI và 39 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư cấp mới là 534,8 triệu USD và 22.539 tỉ đồng. So cùng kỳ năm 2022, số lượng dự án mới tăng tương đương 49% và vốn đầu tư tăng tương đương 57%. Lũy kế đến nay, tại các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút 1.846 dự án (903 FDI và 943 DDI), vốn đầu tư (đầu tư mới và tăng vốn) 6,2 tỉ USD và 138.630 tỉ đồng.

Empty

Thiếu quỹ đất, TP.HCM cần chọn lọc dự án, cải thiện môi trường và công nghệ cao để thu hút đầu tư. Ảnh: SHTP

TP.HCM cần lấy lại vị thế

Dù vẫn giữ vị thế đầu tàu, nhưng dòng vốn FDI "chảy" vào các KCN ở TP.HCM chững lại trong thời gian gần đây. Theo thống kê của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), trong 10 tháng năm 2023, vốn đầu tư vào các khu công nghiệp đạt gần 950 triệu USD đạt 172 % kế hoạch năm (kế hoạch năm là 550 triệu USD). Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài, trong 10 tháng đạt 184 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, thành phố vắng bóng những dự án có vốn đầu tư lớn vào khu công nghiệp. Điều này không lạ, khi thành phố đang thiếu hụt quỹ đất công nghiệp cũng như những vấn đề liên quan đến môi trường và công nghệ.

Nói về trở ngại thu hút đầu tư FDI vào các KCN TP.HCM, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp KCN TP.HCM (HBA) Đào Xuân Đức cho biết, thành phố đã nhận rất nhiều những lời đề nghị đầu tư từ nước ngoài và rất nhiều những dự án trong số đó là dự án tốt. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, vướng mắc lớn nhất là những dự án này đòi hỏi quỹ đất lớn, thậm chí cả trăm ha.

Theo ông Đức, để khắc phục, thành phố đã kiến nghị Thủ tướng bổ sung quy hoạch KCN Phạm Văn Hai I & II với tổng diện tích 668ha. Hiện tại, đang tiến hành quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể thu hút đầu tư thời gian tới. Cùng với đó, thành phố cũng đang chuẩn bị một số quỹ đất khoảng 1000ha. Nhưng những khu đất này còn phải đợi quy hoạch, đền bù giải toả để sớm đưa vào khai thác.

"Thành phố đang xây dựng bộ tiêu chí khuyến khích đầu tư. Chúng ta đã qua thời phải tiếp nhận dự án bằng mọi giá, để lấp đầy KCN. Bây giờ, chúng ta ở giai đoạn chọn lọc dự án, trên cơ sở những tiêu chí đã đặt ra như môi trường xanh, sạch... Nhưng hiện nay, nhiều dự án FDI công nghệ cao không đòi hỏi quỹ đất lớn có thể tận dụng nhà xưởng cao tầng để vận hành, thay vào đó, cần công nghệ và môi trường", ông Đức nói.

Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) cho biết, SHTP không chạy theo vấn đề thu hút các dự án đầu tư lớn mà quan trọng là tập trung vào kiến tạo hệ sinh thái để tạo nền tảng hình thành các doanh nghiệp mới trong các ngành mình xác định là ưu tiên.

Cụ thể, đối với ngành bán dẫn, trong năm qua, ban quản lý SHTP tác động đồng thời vào cung lẫn cầu.

Đơn cử, SHTP tập trung đào tạo nguồn nhân lực, chủ yếu là đào tạo nâng cấp kỹ năng cho đội ngũ lao động là kỹ sư điện tử, công nghệ thông tin có thể tham gia vào thị trường lao động lĩnh vực này để đáp ứng cung. Bên cạnh đó, SHTP thu hút một số dự án mang tính chất thăm dò của các nhà đầu tư nước ngoài về hình thành các nhóm thiết kế vi mạch của Việt Nam để củng cố hệ sinh thái vi mạch trong khu, đáp ứng phía cầu.

"Một khi củng cố hệ sinh thái, có chuỗi cung ứng lẫn nguồn nhân lực trình độ cao sẽ hỗ trợ thu hút các dự án đầu tư không những lớn về quy mô vốn mà có giá trị gia tăng cao", ông Thi phân tích.

Nhằm đánh giá thực trạng, nhận diện tiềm năng - cơ hội, kết nối đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu kinh tế trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các Khu công nghiệp - Khu kinh tế tại Việt Nam, được sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam 2023, với chủ đề: "Hướng tới tăng trưởng xanh". Thời gian: Thứ Năm, ngày 16/11/2023 tại TP.HCM.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ