Thừa Thiên - Huế: Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn

Nhàđầutư
Với ý chí quyết tâm, đoàn kết, sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế, Thừa Thiên Huế đã đón nhận làn sóng đầu tư mới từ những nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế vào các lĩnh vực du lịch, giải trí, bất động sản, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương.
PHAN TIẾN
25, Tháng 06, 2019 | 13:24

Nhàđầutư
Với ý chí quyết tâm, đoàn kết, sáng tạo, khai thác tiềm năng, lợi thế, Thừa Thiên Huế đã đón nhận làn sóng đầu tư mới từ những nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế vào các lĩnh vực du lịch, giải trí, bất động sản, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương.

Vùng đất giàu tiềm năng

Nhắc đến tỉnh Thừa Thiên – Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đó là nơi của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành thành phố Festival, thành phố Văn hóa của ASEAN, trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết về du lịch với các tour du lịch trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với các điểm du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”.

hue1

Thừa Thiên Huế - Thành phố Festival, thành phố Văn hóa của ASEAN, trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước

Nơi đây cũng được mệnh danh là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, nơi được xem là Trung tâm giáo dục lớn nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, với hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non lên đến cao đẳng, đại học. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, chuyên nghiệp, bao gồm Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện quốc tế Huế, Bệnh viện Đại học y dược và hệ thống các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, trạm xá hoàn chỉnh và đồng bộ.

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế đã thành lập 6 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 2.400ha, 10 cụm công nghiệp với diện tích 353ha và 540ha diện tích khu công nghiệp, 1.000ha khu phi thuế quan trong tổng diện tích 27.108ha của khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Về hệ thống giao thông, tỉnh Thừa Thiên – Huế nằm trên trục giao thông Bắc - Nam của quốc gia, kết nối với hệ thống cảng nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú Bài; là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế, thương mại, du lịch (EWEC) Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông.

Hiện nay, hệ thống giao thông đối ngoại đang được đầu tư hoàn chỉnh như: xây dựng mới hầm đường bộ thứ hai qua đèo Hải Vân, Phước Tượng, Phú Gia; thông tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan và chuẩn bị tiếp tục đầu tư tuyến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan; hoàn thành đầu tư bến số 2, bến số 3 và đê chắn sóng cảng Chân Mây trong năm 2019; xây dựng mới nhà ga hành khách cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, hoàn thành trong năm 2020. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Ưu tiên thu hút đầu tư

Trao đổi với nhadautu.vn, ông Nguyễn Đại Vui – Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: “tỉnh Thừa Thiên – Huế luôn coi công tác xúc tiến đầu tư là nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay, công tác trên vẫn được Sở triển khai một cách có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến các nhà đầu tư có uy tín, năng lực trong nước và khu vực, có định hướng phát triển tương đồng với đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

hue2

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức thành công hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên

Trước đó, trong năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiện toàn, tổ chức lại hoạt động Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đây là nơi cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ đầu tư theo tinh thần đồng hành với nhà đầu tư nhằm ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư.

Ngoài ra, UBND tỉnh thành lập Tổ Công tác theo dõi các dự án trọng điểm do ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Tổ trưởng, trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện là thành viên để theo dõi, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của dự án.

Đối với mỗi dự án trọng điểm đều được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch theo dõi, hỗ trợ theo tiến độ thực hiện các thủ tục triển khai dự án, với khoảng 40 - 50 đầu việc, có cơ quan chủ trì và thời gian thực hiện cụ thể đối với từng đầu việc. Ông Nguyễn Đại Vui nhấn mạnh.

Đặc biệt, đầu năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế có được sức bật mới, khởi đầu cho 1 năm thành công về xúc tiến đầu tư đó là việc đã tổ chức thành công Hội nghị Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên. Hội nghị được Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh thành trong khu vực và nhiều Tập đoàn lớn đánh giá rất cao về công tác tổ chức và các giải pháp được đề ra nhằm tăng hiệu quả liên kết vùng, với tinh thần “muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, được đúc kết từ những thành công được tạo ra từ sự hợp tác, bổ trợ nhau cùng phát triển.

Làn sóng mới từ các nhà đầu tư

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội toàn tỉnh ước đạt 7.399,3 tỉ đồng, bằng 32,6% kế hoạch năm, tăng 10,5%. Tình hình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư có nhiều tín hiệu tích cực, có 275 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 2.700 tỉ đồng và có 140 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 30%.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp mới 14 dự án đầu tư và điều chỉnh tăng vốn 4 dự án với tổng vốn đăng ký và tăng thêm đạt 14.889 tỉ đồng; trong đó, có 9 dự án trong nước với vốn đăng ký gần 13.263 tỉ đồng và 5 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 60, 54 triệu USD.

Nói về những định hướng nhằm phát triển nền kinh tế tỉnh nhà trong tương lai, ông Phan Thiên Định, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: “Trên những kết quả khả quan trong sáu tháng đầu năm mà tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đạt được là nhờ sự nỗ lực không ngừng của của Đảng bộ và nhân dân, tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong các cấp, ban, ngành. Tuy nhiên, chúng tôi không ngủ quên trên những thành công đó mà còn phải tiếp tục cố gắng, phấn đấu để hoàn thành những mục tiêu, chỉ tiêu mà tỉnh đã đề ra trong giai đoạn tới”.

“Đó là việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực. Ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế ở các lĩnh vực giao thông, du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu... Xây dựng hạ tầng văn hóa, nhất là thiết chế văn hóa tại thành phố Huế.

Phấn đấu trong năm 2019, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phấn đấu đạt 22.700 tỷ đồng, tăng 13,5%. Tổng thu ngân sách Nhà nước phấn đấu đạt 7.210 tỷ đồng, bằng 99,6% năm 2018. Tổng chi ngân sách địa phương 10.120 tỷ đồng, tăng 6,9%.

Tập trung phát triển hạ tầng du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ ở khu vực thị trấn Lăng Cô; hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin và hạ tầng đô thị. Chỉ đạo, hỗ trợ triển khai một số dự án lớn trên địa bàn.

Ngoài ra, triển khai Đề án di dời các hộ dân khu vực I di tích Kinh thành Huế; hỗ trợ triển khai dự án xây dựng mới nhà ga và sân đỗ Cảng hàng không quốc tế Phú Bài. Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư, mời thầu, giám sát đầu tư, giải ngân vốn dự án.

Tất cả với tinh thần, Thừa Thiên Huế cam kết sẽ đồng hành, sẽ tiếp tục là đối tác tin cậy, lâu dài của các nhà đầu tư và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư, kinh doanh có hiệu quả cao tại tỉnh. Ông Phan Thiên Định nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ