Thông điệp hành động từ các tân Bộ trưởng liên quan lĩnh vực kinh tế

Sau khi được Quốc hội tín nhiệm phê chuẩn, một số tân Bộ trưởng, trưởng ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế đã trả lời báo chí và phát biểu nhận nhiệm vụ, đưa ra các mục tiêu hành động trong thời gian tới.
BẢO LÂM
01, Tháng 05, 2021 | 06:00

Sau khi được Quốc hội tín nhiệm phê chuẩn, một số tân Bộ trưởng, trưởng ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế đã trả lời báo chí và phát biểu nhận nhiệm vụ, đưa ra các mục tiêu hành động trong thời gian tới.

ho-duc-phoc

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Zing.vn

"Doanh nghiệp khỏe sẽ tăng thu ngân sách"

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đặt mục tiêu tiếp tục thực hiện chiến lược ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung phát triển kinh tế, giảm bội chi ngân sách và giảm nợ công, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ông khẳng định sẽ tập trung để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tăng cường thu hút đầu tư, rõ ràng doanh nghiệp khỏe thì sẽ tăng thu ngân sách.

Tân Bộ trưởng Tài chính còn cho rằng phải siết chặt kỷ luật kỷ cương trong vấn đề thu ngân sách, khai thác những khoản thu tiềm năng. Đặc biệt, tránh thất thu ngân sách, tránh thực trạng chuyển giá hay các vấn đề thất thoát thu ngân sách thông qua sửdụng hóa đơn và những vấn đề khác.

Chia sẻ những áp lực khi giữ vai trò "tay hòm chìa khóa" quốc gia trong bối cảnh hiện nay, ông Hồ Đức Phớc nói: "Có nhiều thách thức, song thách thức trước mắt là dịch COVID-19 và những hệ lụy của nó. Hiện nay doanh nghiệp đang rất khó khăn trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp, kinh tế thế giới bị hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra, những nút thắt về các vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách cũng là những thách thức gặp phải".

bui-thanh-son

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Zing.vn

"Đặt trong tâm vào ngoại giao kinh tế"

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng cần phải cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội XIII và đưa đường lối vào thực tiễn với 4 ưu tiên.

Thứ nhất, cần phải tập trung làm sâu sắc và đưa vào chiều sâu mỗi quan hệ với tất cả các đối tác quan trọng của Việt Nam, nhất là với các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống.

Thứ hai, phải tập trung toàn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong đó, ngành ngoại giao xác định ngoại giao chính trị, ngoại giao văn hóa, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phải phục vụ cho mục tiêu phát triển. Đặc biệt, Bộ Ngoại giao sẽ đặt trong tâm vào lĩnh vực ngoại giao kinh tế, phải tranh thủ nguồn ngoại lực quan trọng để phục vụcho các yếu tố nội lực.

Thứ ba, ngành ngoại giao đặt trọng tâm phải tham gia tích cực, chủ động vào cácdiễn đàn, tổ chức đa phương để trên cơ sở đó tham gia, định hình và phát triển các luật chơi khi đất nước hội nhập quốc tế.

Thứ tư, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mọi hoạt động bị ngừng trệ, song công tá cbảo hộ công dân của Việt Nam cũng được tăng cường. Trước mắt, đơn vị coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa là để kết nối với bà con cộng đồng ta ở nước ngoài hướng về quê hương, phát triển đất nước, đồng thời cũng thể hiện tinh thần của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng ta ở nước ngoài.

nguyen-hong-dien

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Zing.vn

"Chưa có Bộ trưởng nào thông thạo ở tất cả các lĩnh vực"

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng vai trò bộ trưởng vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao. Theo ông, với 30 năm công tác địa phương, đảm nhiệm hầu hết chức danh chủ chốt, trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo các chính sách đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương, cũng như có mối quan hệ, công tác phối hợp với bộ, ban bộ ngành trung ương, quá trình công tác mang lại nhiều bài học quý cho ông ở góc độ vừa là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ, vừa là người có hiểu biết nhất định về phương thức làm việc với cơ quan trung ương. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận việc đảm nhận nhiệm vụ mới chắc chắn không thể tránh khỏi khó khăn ban đầu.

Theo đó, Bộ Công Thương là bộ có chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực các nhiệm vụ trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. "Bộ kinh tế đa ngành được hợp nhất từ nhiều bộ, ngành và lĩnh vực, nên có thể nói chưa có vị Bộ trưởng nào giỏi giang, hiểu biết và thông thạo ở tất cả các lĩnh vực mà bộ được giao quản lý”, ông Diên nói và nhấn mạnh rằng mình cũng không phải ngoại lệ.

Do đó, tân Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh điều quan trọng là phát huy truyền thống của ngành, tập hợp sức mạnh tập thể, nhất là tập thể ban cán sự, lãnh đạo bộ, phát huy trách nhiệm của mỗi cá nhân, ở từng vị trí công tác được giao thông qua việc thực hiện các quy chế, quy định, thông qua phân cấp phân quyền, tăng cường kiểm tra, giám sát, chế độ nêu gương. Đồng thời, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp gắn kết hợp tác ban, bộ ngành trung ương, đối tác nước ngoài, tranh thủ tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân.

le-minh-hoan

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Zing.vn

"Nền kinh tế tuần hoàn phải phát triển hơn"

Bày tỏ quan điểm sau khi đảm nhận vị trí mới, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan khẳng định phải hành động ngay, biến những thách thức mới thành lực đẩy, nắm bắt thời cơ kịp thời, huy động nguồn lực tư duy trong và ngoài bộ máy để góp phần đưa nông nghiệp tiếp tục cất cánh; nông thôn thay đổi theo hướng hiện đại giàu bản sắc, nâng cao chất lượng sống người nông dân.

"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã, đang và sẽ diễn ra với tốc độ ngày càng cao hơn. Vì vậy, điều đầu tiên tôi quan tâm là nông nghiệp Việt Nam không bị "lỡ tàu", và chúng ta không đơn thuần đánh giá sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ dựa vào năng suất, sản lượng, mà phải dựa vào những giá trị tích hợp, đi vào chiều sâu, có tính bền vững", ông Lê Minh Hoan nói.

Ông cũng cho rằng phải có những giải pháp để kinh tế tri thức thẩm thấu vào sản xuất nông nghiệp và mỗi nông dân. Nền kinh tế tuần hoàn phải phát triển hơn nữa, biến những phụ phẩm trong nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Chuỗi giá trị ngành hàng nông sản phải được hình thành, thay cho chuỗi liên kết dễ bị tổn thương do xung đột lợi ích các bên tham gia và biến cố thị trường.

Vị tân Bộ trưởng còn kỳ vọng trong tương lai không xa, nông nghiệp Việt Nam sẽ tạo dựng thành công thương hiệu nông sản sạch, an toàn và chất lượng cao. Để mục tiêu này trở thành hiện thực, nỗ lực, mong muốn đơn lẻ của một cá nhân, cho dù là người đứng đầu ngành nông nghiệp sẽ chưa đủ, mà cần sự chung tay, cam kết thực hiện của cả một hệ sinh thái, trong đó có sự tham gia của nông dân, người sản xuất, doanh nghiệp, viện, trường, nhà khoa học, kể cả truyền thông...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ