Tăng trưởng quý IV phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa

Nhàđầutư
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) tăng trưởng quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi của sản xuất, xuất khẩu, thị trường trong nước. Đơn hàng xuất khẩu của các ngành chủ lực vẫn chưa nhiều tín hiệu khả quan. Vì vậy, thị trường nội địa sẽ là trọng tâm tăng trưởng ở quý cuối năm 2023.
THIÊN KỲ
03, Tháng 10, 2023 | 12:26

Nhàđầutư
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) tăng trưởng quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi của sản xuất, xuất khẩu, thị trường trong nước. Đơn hàng xuất khẩu của các ngành chủ lực vẫn chưa nhiều tín hiệu khả quan. Vì vậy, thị trường nội địa sẽ là trọng tâm tăng trưởng ở quý cuối năm 2023.

z4748489517019_dab4916a2420ca361d6d4de0e64be7f9

Thị trường nội địa được chú trọng phát triển trong những tháng cuối năm 2023. Ảnh: Thiên Kỳ

Kinh tế dần phục hồi 9 tháng đầu năm

Tình hình thế giới tháng 9 và 9 tháng tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, phục hồi kinh tế chậm, tăng trưởng thấp, nhu cầu tiêu dùng giảm, nợ công tăng cao. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế  phục hồi tích cực. GDP quý III ước tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh nhiều nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng tiếp tục phục hồi khả quan, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng, tuy kết quả đạt được chưa như kỳ vọng nhưng đã chuyển biến tích cực hơn qua từng tháng, từng quý. 

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực. GDP quý III ước tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh nhiều nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Bên cạnh đó, CPI tháng 9 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 09 tháng tăng 3,16%; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 75,5% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 9 lần lượt tăng 3,6%, 4,6% và 2,6% so với cùng kỳ năm trước; 9 tháng ước xuất siêu 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 6,9 tỷ USD). Nợ công, nợ Chính phủ, bội chi được kiểm soát theo chỉ tiêu của Quốc hội. An ninh năng lượng (điện, xăng, dầu), lương thực, thực phẩm được bảo đảm.

Đáng chú ý, vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục được cải thiện, quý III tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 3,7%, quý II tăng 5,5%). Tổng vốn FDI đăng ký 09 tháng đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ, trong đó FDI đăng ký mới tăng 43,6%; FDI thực hiện đạt hơn 15,9 tỷ USD, tăng 2,2%. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 51,38% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (46,7%) và số tuyệt đối cao hơn khoảng 110.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp tục chuyển biến. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường tháng 9 đạt gần 18,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung tăng trưởng quý IV

Xét về tiềm năng, thị trường trong nước có đủ điều kiện, lợi thế để thực hiện các nhiệm vụ phát triển giai đoạn mới. Cụ thể là quy mô dân số trên 100 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50), tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập bình quân đầu người ước tính sẽ đạt khoảng 7.500 - 8.000 USD vào năm 2030; tầng lớp trung lưu có xu hướng tăng nhanh và tỷ lệ tiêu dùng so với GDP cũng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%)...

Tại phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm. Trong đó trọng tâm tập trung thúc đẩy thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả thị trường nội địa, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024.

"Tăng trưởng quý IV phụ thuộc nhiều vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sự gia tăng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn, chủ lực của Việt Nam, hoạt động du lịch, tiêu dùng trong nước trong dịp cuối năm và cận kề Tết Nguyên đán 2024, là cơ sở để xuất khẩu, thị trường trong nước tăng trưởng nhanh hơn", ông Dũng nhấn mạnh. 

Số liệu của Tổng cục Thống kê tính chung 8 tháng của năm 2023 cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước theo giá hiện hành ước đạt 4.043,9 nghìn tỉ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ năm trước). Trước bối cảnh xuất khẩu gặp nhiều khó khăn thì thị trường nội địa được xem như "trụ đỡ" cho giai đoạn nhiều khó khăn như hiện nay. 

Chia sẻ với phóng viên bà Cao Thúy An, Giám đốc Công ty Thực phẩm An An cho biết thời gian qua, các sản phẩm của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào chất lượng sản phẩm, bao bì và công tác xúc tiến thương mại, truyền thông.

"Chúng tôi từng bước tiếp cận với người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trong nước. Hiện các sản phẩm của doanh nghiệp như bánh snack nấm bào ngư, cá linh non đóng gói,… được sản xuất để ngày càng phù hợp hơn với thị trường tiêu thụ nội địa bởi thị trường này còn dư địa tăng trưởng rất lớn", bà An nói. 

Xác định mục tiêu tập trung vào thị trường nội địa ông Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, cho biết, Vĩnh Long là một tỉnh trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), được biết đến là một trong những tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp và được khẳng định qua các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nổi tiếng, tạo nên vị thế thương hiệu riêng cho tỉnh như bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, sầu riêng Ri6, chôm chôm Bình Hòa Phước, khoai lang Bình Tân…

"Với sự tiêu dùng thông thái tại thị trường nội địa góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, người nông dân, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực của tỉnh", ông Liệt nói về định hướng của địa phương. 

Đối với ngành tôm Ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cũng chia sẻ, hiện nay thực phẩm Sao Ta đang tập trung chế biến các đơn hàng cao cấp, chế biến sâu (tôm hấp chín, tôm bao bột, tôm chiên..) cho các hợp đồng giao quý 4/2023.

"Doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để bứt phá trong quý 4/2023 khi mùa lễ hội, Tết cuối năm là thời điểm người tiêu dùng ưa thích các sản phẩm tôm tinh chế thay vì tiêu thụ các sản phẩm sơ chế hoặc chế biến cấp thấp", đại diện Sao Ta cho hay.

Nhìn nhận xu hướng trên, bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay, thời gian gần đây các doanh nghiệp đã coi thị trường nội địa là "cứu cánh" quan trọng và mang lại doanh thu tích cực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ