Phó Thủ tướng: Không có lợi ích nhóm khi xây dựng pháp luật

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định, quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật hết sức chặt chẽ; nếu tuân thủ nghiêm túc, hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương rất khó xảy ra.
THANH TRẦN
09, Tháng 06, 2022 | 20:53

Nhàđầutư
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định, quy trình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật hết sức chặt chẽ; nếu tuân thủ nghiêm túc, hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương rất khó xảy ra.

1phocc8120thucc8920tucc9bocc9bcc81ng20phacca3m20bicc80nh20minh-1654766829683-1654766830140967885388

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.  Ảnh: Quốc hội.

Chiều 9/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Trước câu hỏi của đại biểu Quốc hội về giải pháp của Chính phủ để phát triển đồng bằng sông Cửu Long khi vùng này đang có nguy cơ bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhất là khi nước biển dâng, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, thời gian qua, Đảng, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này. Trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ về vùng ĐBSCL đều có nội dung ứng phó biến đổi khí hậu.

Về đầu tư nguồn lực cho ứng phó biến đổi khí hậu, từ năm 2011-2020, đầu tư của ngân sách Trung ương cho đồng bằng sông Cửu Long là không dưới 1 % tổng chi ngân sách. Chính phủ cũng đã dành 1,5 tỷ USD trong tổng số hơn 6,9 tỷ USD nguồn vốn ODA giai đoạn 2011-2022, cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng khoa học công nghệ, các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và huy động nguồn lực nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng song Cửu Long.

Đề cập đến những giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là phát triển hệ thống giao thông hạ tầng cơ sở.

Dự kiến trong 5 năm tới, Chính phủ sẽ đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông vận tải tại khu vực này.

Không có lợi ích nhóm khi xây dựng pháp luật

Liên quan đến vấn đề chống lợi ích nhóm trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho rằng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đã có những quy định hết sức chặt chẽ về quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ quan soạn thảo phải tổng kết, thi hành pháp luật và đánh giá tác động chính sách thì mới đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phải tổ chức các hội nghị, hội thảo để đánh giá, tiếp thu; gửi Bộ Bộ Tư pháp thẩm định.

Tiếp theo, Chính phủ tổ chức các phiên họp chuyên đề về luật pháp hoặc các phiên họp thường kỳ của Chính phủ để xem xét, đặc biệt là các dự án luật trước khi trình Quốc hội.

Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng đó là quy trình hết sức chặt chẽ, nếu tuân thủ nghiêm túc thì hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình xây dựng theo quy trình này rất khó xảy ra.

Chính phủ cũng đã đề ra những quy định và có những biện pháp nhằm minh bạch hóa và kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng luật, xây dựng văn bản; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, của các cơ quan Chính phủ, nhất là vai trò của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan; phát huy vai trò của Ban soạn thảo, soạn thảo; nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra của Bộ Tư pháp; củng cố, kiện toàn và phát huy hiệu quả tổ chức pháp chế của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn ODA

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, đến nay đã huy động được 21 tỷ USD nguồn vốn ODA. Riêng năm 2022, dự kiến huy động nguồn vốn vay ưu đãi là 2,5 tỷ USD. Đây là nguồn lực hết sức cần thiết và không phải dễ dàng có được, nhất là trong bối cảnh các nguồn vốn vay trở nên kém ưu đãi hơn, lãi suất tăng lên, kỳ hạn vay giảm xuống, các điều kiện ràng buộc ngày càng nhiều.

Cũng phải khẳng định chúng ta đã sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả nên các nhà tài trợ, các ngân hàng mới dành cho Việt Nam nguồn vốn này.

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA thấp trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan là tình hình dịch bệnh COVID-19; còn sự khác biệt về thủ tục, quy trình giữa Việt Nam và các nhà tài trợ; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm. Về chủ quan, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, và năng lực giải ngân còn có hạn chế; việc bố trí nguồn vốn đối ứng còn khó khăn.

Đề cập đến giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát lại và hoàn thiện cơ sở pháp lý như sửa đổi Nghị định 56, Nghị định 114…; khẩn trương rà soát lại các thủ tục, hài hòa hóa các thủ tục với nhà tài trợ; đẩy nhanh quyết toán khối lượng công việc đã hoàn thành; cương quyết xem xét điều chuyển nguồn vốn hoặc hủy nguồn vốn nếu sử dụng không hiệu quả.

Ngăn chặn, xử lý nghiêm phân lô, bán nền

Liên quan đến quản lý đất lâm nghiệp, đồi nói bị san ủi không theo quy hoạch, Phó Thủ tướng Thường trực cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lợi nhuận lớn từ chiếm dụng đất đai, giá trị quyền sử dụng đất tăng lên sau khi chuyển đổi mục đích; có sự yếu kém trong buông lỏng quản lý của chính quyền các địa phương; các quy hoạch chuyên ngành của địa phương cũng không liên thông và thống nhất, đồng bộ...

Trước thực trạng trên, tại Nghị quyết 63 của Chính phủ ngày 3/5/2022, Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tích cực chỉ đạo kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, phân lô, bán nền.

Tiếp đó, ngày 18/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 05 yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng và xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi để phân lô, bán nền, xây dựng trên đất rừng trái quy định của pháp luật.

Trước đó ngày 21/8/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 22 giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Đoàn kiểm tra đi kiểm tra các địa phương về tình trạng này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ