Nỗi lo tăng trưởng

Mô hình tăng trưởng kinh tế quí sau cao hơn quí trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018, theo Bộ KHĐT. Cơ quan này cũng khẳng định rằng điều quan trọng sau những con số tăng trưởng không phải là cao hơn hay thấp hơn mà phải là một chiến lược tăng trưởng đường dài và có tính toán.
LAN NHI
14, Tháng 04, 2018 | 07:59

Mô hình tăng trưởng kinh tế quí sau cao hơn quí trước sẽ không còn được duy trì trong năm 2018, theo Bộ KHĐT. Cơ quan này cũng khẳng định rằng điều quan trọng sau những con số tăng trưởng không phải là cao hơn hay thấp hơn mà phải là một chiến lược tăng trưởng đường dài và có tính toán.

b5749_tang_truong_phap_phu

 Điều quan trọng sau những con số tăng trưởng không phải là cao hơn hay thấp hơn mà phải là một chiến lược tăng trưởng đường dài và có tính toán. Ảnh: THÀNH HOA

Các cuộc họp bàn về biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đặt trong sự tăng trưởng của từng địa phương nay không còn là chuyện bàn theo kiểu “đến hẹn lại lên” nữa mà đi vào thực chất. Tại hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh tế do Chính phủ tổ chức tại Hà Nội cuối tuần trước, theo lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, cách làm hiện nay là đặt ra các kịch bản tăng trưởng từ đầu năm, cái nào có thể làm được, không làm được vì sao. Các địa phương cũng sẽ thông tin cho Chính phủ như thế để tìm hướng tháo gỡ. 

Bộ trưởng Cường nhấn mạnh rằng: tăng trưởng GDP quí 1 năm nay đạt 7,38% là kết quả quí cao nhất trong vòng 10 năm nhưng không phải là việc dễ bằng lòng mà cần tìm ra những giải pháp để đối diện với nguy cơ, thách thức.

Trong báo cáo của Bộ KH-ĐT gửi lãnh đạo các địa phương, bộ tỏ ra e ngại và thận trọng khi cho rằng diễn biến tăng trưởng các quí trong năm 2018 có thể sẽ khác nhiều so với các năm trước, thậm chí tăng trưởng có thể giảm dần. Nguyên nhân được Bộ KH-ĐT dẫn ra: tăng trưởng GDP năm 2017 đã có sự bứt phá mạnh giữa các quí (quí sau cao hơn quí trước lần lượt là quí 4 cao hơn 0,27 điểm phần trăm, quí 3: 1,02 và quí 2: 1,21 điểm phần trăm) với nhân tố tác động chính là sự gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu của hai doanh nghiệp FDI là Samsung và Formosa. Trong khi đó, tăng trưởng quí 1-2017 ở một nền rất thấp, chỉ 5,15%. Còn điều kiện tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tương đối ổn định, chưa thấy những yếu tố mang tính bứt phá.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3-2018, Chính phủ cho biết đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2018 là 6,7% và 6,8% và đều dựa trên sự bứt phá của công nghiệp (chế biến, chế tạo) và xây dựng (trên nền tăng trưởng nhóm bất động sản). 

Nhắc lại sự đóng góp của hai nhóm này trong kết quả tăng trưởng 2017, Bộ KH-ĐT nhắc lại các nhân tố đột phá hướng vào sản phẩm mới của Samsung Note 8 (đưa ra thị trường tháng 5-2017) hay Khu liên hợp thép Formosa đi vào sản xuất quy mô lớn (7-2017). Năm nay những yếu tố đột biến như trên không còn và nếu còn nó vẫn tác động rất mạnh đến tăng trưởng kinh tế cả nước và địa phương. 

Samsung còn tác động mạnh đến tăng trưởng của địa phương nơi doanh nghiệp này đặt nhà máy. Con số tăng trưởng cao kỷ lục: GDP Bắc Ninh năm 2017 đạt 19,3% thuộc hàng cao nhất nước nhờ kỷ lục thu hút vốn đầu tư 3,5 tỉ đô la, đặc biệt là phần mở rộng dự án của Samsung. Vấn đề là năm 2018, mục tiêu tăng trưởng giảm xuống còn 11,5% cũng do không có yếu tố sản phẩm mới của Samsung nữa. Nhưng tăng đến đâu lại vẫn tùy thuộc vào tình hình sản xuất và xuất khẩu của Samsung. Ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, nói rằng mục tiêu tăng 11,5% dựa vào vai trò dẫn đầu của Samsung nếu họ tiếp tục duy trì sản lượng cao và xuất khẩu mạnh sang Mỹ và Trung Quốc. 

Cũng trong cuộc họp hôm 30-3 với Chính phủ, ông Nguyễn Văn Trì, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nêu ra hàng loạt những khó khăn của tỉnh này trong việc thu ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng GDP. Do lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô xuống còn 0% từ năm 2018 theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA) dẫn đến nguy cơ ô tô từ ASEAN nhập về nhiều và lắp ráp ô tô của các hãng trên địa bàn tỉnh như Honda, Toyota sụt giảm mạnh. Năm 2017 sản lượng ô tô lắp ráp chỉ bằng 79,5% so với năm 2016. Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Chính phủ cấp bù số hụt thu ngân sách năm 2017 cho tỉnh này ở mức 5.000 tỉ đồng. 

Điều đó cho thấy, sự phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế và sự trồi sụt thất thường của GDP trong ngắn hạn ngày càng phụ thuộc vào sức khỏe của một số doanh nghiệp FDI lớn, công nghệ chế biến chế tạo và xuất khẩu.

Theo The Saigontimes

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ