Đừng nên tự “ru ngủ” là cường quốc xuất khẩu!

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh với Tạp chí Nhà Đầu tư khi bình luận về việc cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong 3 tháng đầu năm 2017 bị thâm hụt tới gần 2 tỷ USD.
PHONG CẦM
01, Tháng 05, 2017 | 12:32

Nhàđầutư
Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh với Tạp chí Nhà Đầu tư khi bình luận về việc cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong 3 tháng đầu năm 2017 bị thâm hụt tới gần 2 tỷ USD.

xnk_WXCY

 Ảnh minh họa

Nhập siêu cao

Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2017, tổng kim ngạch XNK đạt hơn 91,21 tỷ USD, tăng 19,9% (tương ứng tăng gần 15,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016). Trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng hóa cả nước đạt hơn 17,24 tỷ USD, tăng 31,6% so với tháng trước. Tính chung 3 tháng đầu năm, KNXK cả nước đạt gần 44,64 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hóa cả nước đạt gần 18,35 tỷ USD trong tháng 3, tăng 21,1% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt hơn 46,57 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ. Số liệu cho thấy, nền kinh tế đã nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD trong tháng 3, nâng con số nhập siêu trong 3 tháng đầu năm lên gần 1,94 tỷ USD.

Xét riêng khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong tháng 3, KNXK hàng hóa đạt 12,09 tỷ USD, tăng 30,2% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 31,32 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại, trong tháng 3, KNNK hàng hóa của khu vực FDI đạt 11,07 tỷ USD, tăng 21,5% so với tháng trước; tính chung 3 tháng đầu năm đạt gần 27,80 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ.

Về con số nhập siêu quý I đạt khoảng 1,94 tỷ USD, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nguyên nhân là do KNXK các mặt hàng của Công ty Samsung đã giảm 828 triệu USD, khiến tăng trưởng xuất khẩu của nhóm công nghiệp chế biến bị kéo thấp xuống. Theo ông Chinh, nếu không có sự giảm sút này, mức tăng trưởng KNXK trong quý I đã tăng đến 19%. Ngoài ra, tình trạng nhập siêu còn có nguyên nhân từ việc tăng nhập khẩu hàng loạt các nhóm hàng phục vụ sản xuất trong nước (như máy móc thiết bị, máy tính, linh kiện, vải, nguyên liệu da giày…).

Ngoài ra, trong quý I/2017, phần giải ngân các dự án FDI tại Việt Nam để phục vụ mua sắm máy móc, thiết bị như Dự án Samsung Display Bắc Ninh, các dự án sợi tại Bình Dương… đã đạt 3,6 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ảnh hưởng đến KNNK.

Giá trị gia tăng thấp

tsledangdoanh5

 

Giá trị gia tăng của Việt Nam rất khiêm tốn khi hàng dệt may có đến 60% đầu vào vẫn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Trong khi Samsung năm 2016 xuất khẩu 34,3 tỷ USD, chiếm tới hơn 18% tổng lượng xuất khẩu. “Từ những số liệu cho thấy, Việt Nam cần hướng đến một cái nhìn cầu thị, hiện thực hơn về tình hình xuất khẩu, tránh việc tự ru ngủ đã là một cường quốc xuất khẩu. Trong khi đó giá trị gia tăng hàng xuất khẩu lại rất khiêm tốn”, TS. Lê Đăng Doanh nói.

TS. Lê Đăng Doanh khẳng định như vậy với Nhà Đầu tư, khi cho rằng giá trị gia tăng của Việt Nam trong xuất khẩu vẫn còn rất khiêm tốn. KNXK của khối FDI tăng tới 20 điểm phần trăm trong vòng 10 năm qua, nhưng giá trị đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam chỉ tăng 3-4 điểm phần trăm. “Điều này cho thấy, Việt Nam vẫn chỉ làm thuê, đóng gói, gia công và nhân công giá rẻ”, ông Doanh nói.

TS. Lê Đăng Doanh phân tích: Giá trị gia tăng của Việt Nam rất khiêm tốn khi hàng dệt may có đến 60% đầu vào vẫn nguyên liệu nhập từ Trung Quốc. Trong khi Samsung năm 2016 xuất khẩu 34,3 tỷ USD, chiếm tới hơn 18% tổng lượng xuất khẩu. “Từ những số liệu cho thấy, Việt Nam cần hướng đến một cái nhìn cầu thị, hiện thực hơn về tình hình xuất khẩu, tránh việc tự ru ngủ đã là một cường quốc xuất khẩu. Trong khi đó giá trị gia tăng hàng xuất khẩu lại rất khiêm tốn”, TS. Lê Đăng Doanh nói.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, công bố của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu tăng chậm và nhập khẩu đang tăng nhanh, kéo theo cán cân thương mại đang nhập siêu. “Khi nhập khẩu tăng, anh phải dùng quỹ ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá. Nếu như nhập khẩu máy móc và các sản phẩm khác để tạo ra hàng hoá xuất khẩu thì còn chấp nhận được; chứ nếu nhập khẩu quá nhiều hàng tiêu dùng thì đó là biểu hiện đáng lo ngại”, ông Doanh nói.

Hiện Việt Nam đang nhập siêu từ Thái Lan, chủ yếu là hàng tiêu dùng và ô tô. Khi thực hiện cộng đồng kinh tế ASEAN, mặt hàng ô tô thuế sẽ xuống 0%, lúc bấy giờ, ô tô từ Thái Lan sẽ tràn vào Việt Nam. Điều này cho thấy, Việt Nam cần phải có năng lực cạnh tranh và chuẩn bị cho các doanh nghiệp của chúng ta để cạnh tranh với các nước ASEAN. “Từ cuối năm 2016, chúng ta đã biết trước xu thế này. Và trong quý I/2017, tiếp tục lại xuất hiện việc nhập siêu từ Thái Lan0. Điều đó cho thấy, chúng ta cần phải có rất nhiều nỗ lực nghiêm túc để xử lý tình trạng nhập siêu hiện nay, nhất là từ các nước ASEAN”, TS. Lê Đăng Doanh nói thêm.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, nếu nhập khẩu quá nhiều máy móc thiết bị cho tái đầu tư nhưng lại sử dụng công nghệ cũ, không có chất lượng cao vào những lĩnh vực mà Việt Nam không thực sự kiểm soát được, hoặc từ những nguồn Việt Nam không kiểm soát được. Do đó, thiết bị máy móc nhập khẩu vào Việt Nam có nguy cơ không mang lại giá trị gia tăng nhiều mà lại gây nên vấn nạn lớn cho Việt Nam trong tương lai.

Về lâu về dài, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, không nên đẩy Việt Nam vào tình thế cán cân thương mại hay các vấn đề XNK bị lệ thuộc quá nhiều vào các động thái của nhà đầu tư nước ngoài. “Nói cách khác, nếu nhà đầu tư nước ngoài còn hoạt động ở Việt Nam thì chúng ta xuất khẩu được nhiều; nhưng khi họ thấy điều kiện ở Việt Nam không bằng các nơi khác, họ sẽ chuyển đi thì xuất khẩu của chúng ta sẽ bị giảm xuống”, bà Phạm Chi Lan nói.

Cần kiểm soát chặt chẽ nhập siêu

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhìn vào số liệu xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm cho thấy có một nhân tố tác động 2 chiều đến KNXK của Việt Nam đó là yếu tố thị trường. Trên thực tế, xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới, khi nhu cầu thế giới sụt giảm, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến KNXK của Việt Nam.

Qua theo dõi, trong quý I, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ sản xuất như xăng dầu, ngô, cao su, bông, sắt thép. Tăng trưởng nhập khẩu nhóm hàng này được nhìn nhận là tiền đề để dự báo xuất khẩu có khả năng tăng trưởng tích cực hơn trong các tháng tiếp theo do đây là đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu.

Cùng với việc đánh giá cao những con số tăng trưởng mạnh trong tình hình xuất khẩu quý I đầu năm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, con số nhập siêu quá cao (chiếm hơn 4,4% tổng KNXK) đã gần sát với chỉ tiêu Quốc hội giao (chiếm không quá 5% tổng KNXK). Do đó, trong 3 quý còn lại, phải xem xét kỹ những tác động chính đến con số nhập siêu để có hướng điều chỉnh linh hoạt, không gây ảnh hưởng đến mức nhập siêu nói chung của cả năm 2017.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, xuất khẩu trong quý II sẽ tiếp tục có tăng trưởng tích cực, cải thiện hơn quý I. Điều này góp phần giúp kiểm soát nhập siêu. Theo chu kỳ và quy luật, xuất khẩu nông, thủy sản thời gian qua đều tăng vào giữa năm và đạt đỉnh vào thời điểm cuối năm. Đặc biệt, các mặt hàng công nghiệp có KNXK lớn (dệt may, giày dép, đồ gỗ) đều bước vào mùa vụ xuất khẩu từ giữa quý II.

Tuy nhiên, vẫn theo Bộ Công Thương, để giữ vững tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong quý II, các ngành hàng của Việt Nam sẽ còn phải phụ thuộc nhiều vào sự duy trì của giá trị xuất khẩu cũng như không có sự thay đổi đột biến về thị trường. Đặc biệt, những rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu sẽ tác động rất lớn đến KNXK của nước ta.

TỪ KHÓA: TSDoanhTạpNhàUSD
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ