Doanh nghiệp Việt khai mở 'con đường màu xanh'

Sự lên ngôi của phương tiện chạy điện, cả cá nhân và công cộng, với vai trò tiên phong dẫn dắt của các doanh nghiệp xanh như Vingroup, VinFast, đã khai mở "con đường màu xanh" giúp Việt Nam tiến nhanh và tiến xa trên hành trình đi đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
NGUYỄN LONG
18, Tháng 10, 2023 | 07:06

Sự lên ngôi của phương tiện chạy điện, cả cá nhân và công cộng, với vai trò tiên phong dẫn dắt của các doanh nghiệp xanh như Vingroup, VinFast, đã khai mở "con đường màu xanh" giúp Việt Nam tiến nhanh và tiến xa trên hành trình đi đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

VinFsat2

Dịch vụ xe Xanh SM Bike gây ấn tượng khi vận hành êm ái, không tiếng ồn, không khói thải như xe xăng, dầu, tốt cho sức khỏe cộng đồng, cộng thêm thái độ phục vụ của tài xế chu đáo, chuyên nghiệp. Ảnh: VF.

Những cột mốc xanh hiện thực hóa giấc mơ di chuyển xanh

Chị Cáp Thị Thanh Ngân (TP.HCM) đặt xe Xanh SM Bike đi gặp bạn. Ngay lần đầu thử dịch vụ xe máy điện chị Ngân đã 'phải lòng' thương hiệu gọi xe màu xanh Cyan. Đặc biệt, chị Ngân còn trở thành một cột mốc đáng nhớ của Xanh SM Bike - khách hàng thứ 1.000.000 chỉ sau 1,5 tháng ra mắt. 

"Tôi từng nghe nhiều bạn bè tại Hà Nội khen hết lời dịch vụ này, quả thật, Xanh SM không làm tôi thất vọng. Chắc chắn tôi sẽ ủng hộ Xanh SM nhiều hơn nữa", vị khách nữ khẳng định.

Cột mốc ấn tượng của Xanh SM Bike được ghi nhận chỉ một ngày sau khi dịch vụ này "cập bến" TP.HCM. Cũng trong ngày này, Xanh SM còn thiết lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu - đón khách hàng thứ 6 triệu, bao gồm cả dịch vụ taxi và xe máy điện, chỉ sau 5 tháng "chào sân".

"Tôi nghĩ mình sẽ gắn bó lâu dài với Xanh SM vì trái đất cũng đang nóng lên. Sử dụng xe điện sẽ giúp giảm phát thải và bảo vệ môi trường", anh Nguyễn Thái Dương (TP.HCM), vị khách thứ 6 triệu của Xanh SM, chia sẻ.

Xe điện vận hành êm ái, không tiếng ồn, không khói thải như xe xăng, dầu, tốt cho sức khỏe cộng đồng, cộng thêm thái độ phục vụ của tài xế chu đáo, chuyên nghiệp là cảm nhận của hầu hết khách hàng như chị Ngân hay anh Dương. Đây cũng là những yếu tố giúp Xanh SM "ghi điểm" tuyết đối với người dùng cả nước dù thương hiệu mới được khai sinh chỉ vài tháng.

Nhưng đây không phải là những cột mốc xanh đầu tiên trên hành trình hiện thực hóa giấc mơ di chuyển xanh mà các doanh nghiệp trong hệ sinh thái do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập kiến tạo nên. "Phát súng lệnh" của hành trình ấy vang lên khi VinFast chính thức trình làng mẫu xe máy điện đầu tiên, Klara, năm 2019. Với tổ hợp sản xuất xe điện hiện đại hàng đầu thế giới tại Hải Phòng, VinFast lập tức kích hoạt một "làn sóng xanh" tại Việt Nam.

VinFast1

Xanh SM còn thiết lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu - đón khách hàng thứ 6 triệu, bao gồm cả dịch vụ taxi và xe máy điện, chỉ sau 5 tháng "chào sân". Ảnh: VF.

Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ năm 2019 đến hết 2022, lượng xe máy điện cung ứng ra thị trường đã tăng kỷ lục, lên tới gần 1 triệu chiếc, trong đó phần lớn là xe sản xuất trong nước. CleanTechnica, trang tin tức hàng đầu Hoa Kỳ về công nghệ và năng lượng sạch, đánh giá xe máy điện VinFast sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong giao thông tại Đông Nam Á - nơi phương tiện 2 bánh được xem là "xương sống" của giao thông.

Tháng 12/2021, mẫu ô tô điện thương hiệu Việt đầu tiên VF e34 chính thức lăn bánh thương mại, mở ra trang mới cho kỷ nguyên giao thông xanh tại Việt Nam. Tháng 9/2022, những chiếc VF 8 đầu tiên cũng đến tay khách hàng. Chỉ một thời gian ngắn sau, VF e34 và VF 8 liên tục "công phá" các bảng xếp hạng khi luôn trong top 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường.

Trong khi đó, ngay khi vừa hòa mạng vận tải công cộng, tháng 12/2021, những chiếc xe buýt màu xanh lá đã tạo nên một "cơn sốt" bởi hàng loạt tính năng thông minh và thân thiện môi trường, mang đến trải nghiệm di chuyển chưa từng có, xóa bỏ định kiến của người dân về xe buýt. Đến nay, với việc phục vụ hơn 46 triệu hành khách chỉ trong 2 năm, VinBus đã trở thành biểu tượng của giao thông công cộng xanh tại Hà Nội, TP.HCM và Phú Quốc.

Doanh nghiệp "đạp ga", địa phương tăng tốc

Ở Việt Nam, lộ trình xanh hóa giao thông theo quyết định 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đây cũng là chiến lược của Chính phủ nhằm hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

"Việt Nam coi phát triển giao thông vận tải bền vững với môi trường là ưu tiên tập trung", Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định tại "Diễn đàn cấp cao giao thông bền vững toàn cầu 2023", diễn ra từ 25 đến 27/9 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nhiều doanh nghiệp Việt đã sớm nhận thức được xu thế không thể đảo ngược này, từ đó nắm bắt thời cơ chuyển đổi xanh nhằm chiếm thế thượng phong trên thương trường. Vingroup và VinFast có thể xem là những ngọn cờ đầu.  

Tháng 7/2022, VinFast dừng sản xuất ô tô chạy xăng, dồn toàn lực cho xe điện. Sự quyết liệt và tiên phong của VinFast đã truyền cảm hứng cho nhiều hãng gọi xe công nghệ tham gia "đường đua xanh".

VinFast5

Sự quyết liệt và tiên phong của VinFast đã truyền cảm hứng cho nhiều hãng gọi xe công nghệ tham gia "đường đua xanh".

Mở đầu là cái bắt tay giữa Gojek Việt Nam với Dat Bike và sau đó là Selex Motors đưa xe máy điện vào phục vụ các nhu cầu đi lại, giao hàng, giao đồ ăn tại Việt Nam. "Kỳ lân công nghệ" Gojek đặt mục tiêu chuyển đổi 100% phương tiện vận hành sang xe điện vào năm 2030.

Be Group, thương hiệu nắm giữ nền tảng gọi xe với thị phần thứ 2 tại Việt Nam, cũng không đứng ngoài cuộc. Hợp tác giữa Be Group và GSM đưa ô tô điện và xe máy điện vào hoạt động được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian "phủ xanh" đường phố của cả 2 doanh nghiệp.

Sức nóng từ làn sóng chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp tiên phong cũng lan tỏa tới chính quyền các địa phương. TP.HCM được xem là đầu tàu trong việc thúc đẩy các giải pháp xanh hóa giao thông với khát vọng trở thành thành phố Net Zero đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 1/2022, TP.HCM "nhấn nút" khởi động kế hoạch loại bỏ xe xăng, phủ sóng xe điện thông qua dự án "Nghiên cứu phát triển phương tiện giao thông điện tại Việt Nam". Chỉ 2 tháng sau, đô thị lớn nhất cả nước ghi nhận bước tiến đầu tiên khi thí điểm vận hành xe buýt điện VinBus, mở đầu công cuộc đa dạng hóa phương tiện xe buýt dùng năng lượng sạch.

Đây cũng là những địa phương đang có sự hiện diện của Xanh SM - thương hiệu gọi xe thuần điện lớn nhất Việt Nam. 

Sự bùng nổ của xe điện đã tác động đến tư duy và thói quen đi lại của nhiều người khi giờ đây di chuyển xanh đã trở thành một trong những thước đo của sự văn minh, cấp tiến. 

"Với người trẻ chúng tôi, sống xanh đã trở thành một phong cách sống để vừa khẳng định bản thân vừa tạo ra giá trị cho xã hội. Lựa chọn các phương tiện không phát thải chính là hành động thực thi lối sống văn minh đó", anh Nguyễn Khánh Hòa (Hà Nội), khách hàng thứ 5.999.999 của Xanh SM, khẳng định.

Lợi ích đa tầng cho kinh tế quốc gia

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Liên hợp quốc muốn vận động người dân thay đổi thói quen tham gia giao thông, trong đó nhấn mạnh việc chuyển từ phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sang phương tiện chạy điện.

"Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các vấn đề môi trường đang ngày càng cấp bách. Việc khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng phương tiện phát thải thấp như ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện, tàu điện... là một trong những giải pháp hữu hiệu giảm thiểu nguy cơ môi trường", ông Hùng nêu quan điểm.

VinFast4

Bus điện của VinFast thân thiện môi trường là sự lựa chọn của nhiều người dân tại Hà Nội. Ảnh: VF. 

Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy ô nhiễm không khí tại Việt Nam gây thiệt hại tới 5-7% GDP hàng năm. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 60.000 người tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí. Vì thế, phát triển giao thông xanh vừa là lời giải cho bài toán kinh tế vừa giúp cứu sống sinh mạng của hàng chục nghìn người.

Nhìn rộng hơn, các chuyên gia cho rằng giao thông xanh chính là một trụ cột quan trọng của tăng trưởng xanh. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định ngày nay, doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn cạnh tranh được trên thị trường thì phải xanh.  

"Bây giờ, cái giá để khôi phục môi trường lớn hơn rất nhiều so với lợi ích chúng ta đã đạt được. Bắt tay vào làm bây giờ là trễ, nhưng chưa phải là quá trễ, nếu không bắt tay vào làm bây giờ để phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam thì các thế hệ sau sẽ không thể tha thứ được cho các thế hệ ngày nay", vị chuyên gia nhấn mạnh về tính cấp thiết của việc chuyển đổi xanh. 

Cũng theo chuyên gia Phạm Chi Lan, xe điện và đặc biệt là ô tô điện không đơn thuần là phương tiện giao thông xanh mà đã trở thành sản phẩm công nghệ cao. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu một thương hiệu xe điện nội địa - VinFast. Phát triển công nghiệp xe điện là một mũi tên trúng hai đích khi vừa thúc đẩy giao thông xanh, vừa nâng tầm vị thế quốc tế trên bản đồ kinh tế, công nghệ toàn cầu.

"Cạnh tranh giữa các nước ngày nay là cạnh tranh công nghệ. Phát triển xe điện chính là đòn bẩy để đưa công nghệ Việt lên một tầm cao mới", nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ phân tích.

Các phương tiện chạy điện được xem là hạt nhân trong chiến lược xanh hóa giao thông, cũng là một động lực quan trọng của chiến lược tăng trưởng xanh. Trong các chiến lược này, Vingroup, VinFast đóng vai trò dẫn dắt khi vừa làm chủ công nghệ sản xuất vừa tiên phong vận hành cả một hệ sinh thái di chuyển xanh, vừa đầu tư "khủng" để thiết lập được hạ tầng trạm sạc với mật độ lớn hàng đầu thế giới. Với hàng loạt những lợi thế đó, Vingroup, VinFast đang nắm giữ chiếc chìa khóa để khai mở một tương lai xanh, bền vững cho Việt Nam.

TỪ KHÓA:
Điều chỉnh kích thước chữ