Chuyên gia Savills: Cân nhắc khi sử dụng đòn bẩy đầu tư bất động sản

Bất động sản luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi lạm phát tăng.
QUANG ANH
23, Tháng 03, 2022 | 13:49

Bất động sản luôn được đánh giá là một kênh trú ẩn giúp giảm thiểu rủi ro khi lạm phát tăng.

remotemediafile-6553757-0-2022-2792-8922-1647854929

Nhà đầu tư cần cân nhắc khi sử dụng đồn bẩy đầu tư bất động sản. Ảnh: Quang Anh.

Báo cáo của Savills đề cập trong những tháng đầu năm, áp lực kiểm soát lạm phát tại Việt Nam là vấn đề trong quản lý kinh tế vĩ mô. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), bình quân 2 tháng đầu năm, CPI tăng gần 1,7% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,67%. Quốc hội Việt Nam đặt chỉ tiêu CPI năm 2022 tăng khoảng 4%.

Sau những biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới, Savills nhận định chỉ tiêu CPI như trên sẽ là sức ép không nhỏ. Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, dưới tác động của chiến tranh và ảnh hưởng của COVID-19, mục tiêu giữ lạm phát ở mức dưới 4% của Chính phủ là thử thách. Mục tiêu này có thể đạt được trong trường hợp nền kinh tế phục hồi như kỳ vọng và tình hình chiến tranh giữa Nga và Ukraine được giải quyết ổn thỏa thông qua các đàm phán sớm.

Savills cho biết trong một báo cáo nếu lạm phát xảy ra do tăng trưởng kinh tế (lạm phát cầu kéo), nhu cầu bất động sản sẽ được đẩy lên và làm tăng giá trị của bất động sản. Tuy nhiên, nếu lạm phát được hình thành bởi các chi phí như nguyên vật liệu, chi phí lao động tăng (lạm phát chi phí đẩy) sẽ dẫn đến hạn chế nguồn cung bất động sản. Lạm phát do chi phí đẩy cũng khó dự đoán, thường do các biến cố không lường trước được như về môi trường, địa chính trị…

Theo Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, trước những biến động như chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, có ba kênh trú ẩn tài sản lớn là dầu mỏ, kim loại quý và bất động sản. Khi tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng do những bất ổn về chiến tranh, kinh tế - chính trị thế giới, nguồn tài chính đầu tư vào bất động sản được xem là một phương án giúp bảo toàn dòng vốn trước rủi ro. Điều này giúp nhà đầu tư bảo toàn giá trị tài sản, đồng thời tránh sự bất ổn định ở những kênh đầu tư khác.

Bất động sản có thể mất thanh khoản trong lạm phát

Tại Việt Nam, thời gian qua, ông Khương cho rằng nguồn cung bất động sản nhà ở hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền còn các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn. Vì vậy, vị giám đốc này nhận định trong bối cảnh bất ổn kinh tế - chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.

Tuy nhiên, ông Khương cũng nhấn mạnh khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên, thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.

Chuyên gia Savills cho rằng trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, việc cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản là đặc biệt quan trọng, tránh lặp lại tình trạng “chết trên đống tài sản” đã từng xảy ra trong quá khứ. Trong 9-12 tháng tới, việc một số các nhà đầu tư buộc phải bán tháo tài sản do không thể gánh được sức ép từ các công cụ hỗ trợ tài chính là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, tính đầu cơ của nhóm này không lớn, khó có thể thao túng thị trường, làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá. Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở tại Việt Nam trong thời gian tới còn hạn chế, chính vì vậy việc giảm giá bất động sản là khó xảy ra.

Thận trọng khi "xuống tiền" đầu tư bất động sản

Ở góc độ vĩ mô, TS. Khương lưu ý giá bất động sản tăng quá cao cũng làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài trong việc mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Khi lạm phát, phân khúc bất động sản thương mại cũng phải đẩy giá dịch vụ, trong khi khả năng chi trả của doanh nghiệp còn hạn chế sau đại dịch Covid-19.

Ông Khương cho rằng nhìn về lịch sử cuộc khủng hoảng đầu tiên của kinh tế thế giới 1917 xuất phát từ Mỹ cho đến hiện tại, thị trường gần như chỉ có một đợt khủng hoảng khiến giá bất động sản giảm là vào năm 2007-2008 với mức giảm 30-40%. Tại Việt Nam, dù từ năm 1975 đến nay, nền kinh tế cũng trải qua một số biến cố như cuộc khủng hoảng 1997-1998, 2007-2008, 2011-2012 và gần nhất là giai đoạn 2020-2021, chỉ riêng giai đoạn 2011-2012 là giá bất động sản trên toàn thị trường giảm 30% bởi khi đó các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Thực tế cho thấy sau mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế, bất động sản lại tăng giá. 

TS. Sử Ngọc Khương khuyến nghị các nhà đầu tư, trước khi quyết định "xuống tiền", cần chú ý về giá và pháp lý của bất động sản. Những nhà đầu tư có ý định bán bất động sản vào lúc này, cần cân nhắc kỹ mục đích sử dụng của khoản tiền sau khi bán tài sản đó. Khoản tiền này sẽ là hợp lý nếu được đầu tư vào những kênh đầu tư hiệu quả hơn trong bối cảnh dịch bệnh, bất ổn chính trị quốc tế.

(Theo NDH)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ