Chuyên gia Huy Nam: Tôi cũng đã định xuống tiền làm một căn Time Share, nhưng...

Nhàđầutư
Phát biểu tại tọa đàm "Bất động sản nghỉ dưỡng: cơ hội, rủi ro", chuyên gia Huy Nam cho biết: "Chính sự hấp dẫn của loại hình này mà tôi cũng đã có lúc dự định xuống tiền làm một căn". Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là tính thanh khoản và đặc biệt là đang thiếu khuôn khổ pháp lý riêng.
NGUYỄN THOAN
24, Tháng 06, 2017 | 08:34

Nhàđầutư
Phát biểu tại tọa đàm "Bất động sản nghỉ dưỡng: cơ hội, rủi ro", chuyên gia Huy Nam cho biết: "Chính sự hấp dẫn của loại hình này mà tôi cũng đã có lúc dự định xuống tiền làm một căn". Tuy nhiên, nhược điểm của loại hình này là tính thanh khoản và đặc biệt là đang thiếu khuôn khổ pháp lý riêng.

ong huy nam

Chuyên gia linh tế, tài chính, chứng khoán Huy Nam 

Đừng lướt sóng, đừng vay ngân hàng để đua mua nhà theo Time Share

Đóng góp tham luận tại buổi toạ đàm "Bất động sản nghỉ dưỡng: cơ hội, rủi ro", do chuyên trang Đầu tư Bất động sản CafeLand.vn của Tạp chí điện tử Diễn đàn đầu tư tổ chức tổ chức hôm 23/6 tại TP.HCM, chuyên gia kinh tế, tài chính, chứng khoán Huy Nam cho biết: Tôi thiên về vấn đề nhìn nhận cơ hội và rủi ro trong quá trình đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, hay tôi thường gọi là nhà 'con' để phân biệt với nhà 'cái' - chủ dự án.

So với các kênh đầu tư tài chính khác, sự hấp dẫn với mọi người hiện nay của bất động sản nghỉ dưỡng là lợi nhuận 10%/năm rồi sau đó tài sản sẽ thuộc về mình và lại còn được hưởng cái gọi là time share. Chính sự hấp dẫn này mà trong 3 năm qua cả tôi cũng đã có lúc dự định "xuống tiền làm một căn". Tuy nhiên, nếu xét kỹ hơn sẽ thấy so với các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán, tính thanh khoản của bất động sản nghỉ dưỡng kém xa.

"Nói cách khác, 'cửa thoát' của đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khó khăn hơn các kênh đầu tư tài chính khác, không phải muốn rút là rút được ngay", ông Nam chia sẻ.

Theo đó, ông Nam khuyến cáo: Cần lưu ý khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng là yếu tố mục đích đầu tư. Nếu lỡ không khai thác được để kiếm 8-10%/năm, các bạn có sẵn sàng chuyển đến ở luôn như khi mua một căn nhà hay không?

Với bài toán tài chính, nếu có “tiền dư của để” theo tôi cứ việc tham gia. Còn nếu chỉ nhìn vào các con số quảng bá và kỳ vọng lợi nhuận cũng như chưa có nhu cầu ở thì nên cân nhắc. "Không nên lướt sóng và cũng không vay ngân hàng. Rủi ro phong trào có khả năng xảy ra. Ở Việt Nam việc sở hữu căn hộ thứ hai hay để nghỉ dưỡng rất ít", ông Nam bày tỏ quan điểm.

Chưa có khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho bất động sản nghỉ dưỡng

Theo Luật sư Trần Thái Bình, hiện nay chưa có khung pháp lý rõ ràng chuyên biệt trong kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng. Trong những văn bản đang có, các thuật ngữ về bất động sản nghỉ dưỡng, hay condotel thậm chí còn chưa có định nghĩa rõ ràng.

"Một số chủ đầu tư thậm chí vẫn còn thắc mắc tại sao là condotel hay villatel. Hiện nay không có cơ sở cấp giấy chứng nhận sở hữu đối với các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng và nếu có còn tùy vào từng dự án", ông Bình nói.

 
Có dự án được phê duyệt là dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nhưng lại thuê đất nhà nước trả tiền hàng năm, nên về mặt pháp lý không thể ký hợp đồng mua bán được và người mua cũng khó có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Luật sư Trần Thái Bình

Một số địa phương cũng có sự “sáng tạo” trong việc diễn giải pháp luật trong cung cấp sở hữu. Chẳng hạn có dự án được phê duyệt là dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng được bán, nhưng quyền sử dụng đất mà chủ đầu tư đang nắm giữ lại là theo dạng thuê đất nhà nước trả tiền hàng năm, nên về mặt pháp lý cũng không thể ký hợp đồng mua bán để bán cho người mua được, vì vậy người mua cũng khó có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

"Tính pháp lý rất phức tạp. Khó có lời giải chính xác. Người dân muốn kiểm tra cũng phải tùy theo từng dự án cụ thể mà xem xét. Do vậy vẫn cần cẩn trọng đối với vấn đề pháp lý", ông Bình khẳng định.

Trao đổi tại phần thảo luận, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, TS. Nguyễn Anh Tuấn cũng đặt câu hỏi về câu chuyện luật pháp liên quan đến thời gian sở hữu sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng. Giải đáp vấn đè này, theo GS Đặng Hùng Võ, chưa có quy định luật pháp rõ ràng và sự vận dụng của các chính quyền là rất khác nhau về thời gian sở hữu.

Vậy làm sao có thể có sự thống nhất? - Trả lời câu hỏi trên, GS. Đặng Hùng Võ cho biết: Giấy chứng nhận đâu tư đối với mọi dự án đều có cả. Nhưng đối với nhà đầu tư thứ cấp mới đáng chú ý. Ví dụ trong 50-70 năm nhà đầu chính nộp tiền tiền sử dụng đất và đến lúc bán cho nhà đầu tư thứ cấp cũng chỉ có thời gian như vậy. Nhưng câu chuyện là nhà đầu tư cá nhân lúc nào cũng có suy nghĩ muốn mua sẽ sở hữu vĩnh viễn được sản phẩm đó. Các địa phương thường tìm cách giải quyết theo hướng cố gắng gắn liền với đất ở và nhiều trường hợp trái luật. Trong câu chuyện này độ rủi ro rất lớn. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ