Chủ tịch Phan Văn Mãi ‘đặt hàng’ chuyên gia bài toán phục hồi kinh tế - xã hội TP.HCM

"Tiến hành song song phục hồi kinh tế xã hội và phòng chống dịch là rất khó, TP.HCM đã giao Viện nghiên cứu phát triển cùng các cơ quan chức năng chuẩn bị kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội TP.HCM từ nay đến năm 2025", Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin.
ĐÌNH NGUYÊN
16, Tháng 10, 2021 | 12:15

"Tiến hành song song phục hồi kinh tế xã hội và phòng chống dịch là rất khó, TP.HCM đã giao Viện nghiên cứu phát triển cùng các cơ quan chức năng chuẩn bị kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội TP.HCM từ nay đến năm 2025", Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin.

Sáng 16/10, UBND TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022-2025.

Hội thảo nhằm tiếp nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trình bày, thảo luận về thực trạng kinh tế - xã hội TP.HCM sau thời gian bị tác động của đại dịch, dự báo các xu hướng chính sách và định hướng phát triển của Việt Nam. Qua đó nhận diện thách thức, rủi ro ảnh hưởng các động lực tăng trưởng của TP.HCM, đồng thời tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới cần phát huy, các giải pháp mang tính đột phá và phù hợp với đặc thù của TPHCM, đô thị đặc biệt.

Tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM chưa bao giờ gặp khó khăn và chịu sự tác động nặng nề như thế từ dịch bệnh COVID-19. Hiện nay, tình hình dịch bệnh cơ bản kiểm soát nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, TP.HCM phải tính toán, lên kế hoạch có lộ trình để phục hồi kinh tế - xã hội.

chu-tich-phan-van-mai

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chia sẻ thông tin tại hội thảo. Ảnh: TTBC TP.HCM

Ông Mãi cũng “đặt hàng” bài toán kinh tế cho các chuyên gia, nhà khoa học và chia sẻ rằng, việc vừa phục hồi kinh tế xã hội vừa phòng chống dịch là rất khó, do đó, TP.HCM đã giao Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng các cơ quan chức năng chuẩn bị kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội từ nay đến năm 2025.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP.HCM nêu 3 vấn đề đang đặt ra cho TPHCM trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2022-2025.

Thứ nhất, cần đánh giá và nhận diện những xu hướng diễn biến của dịch COVID-19, với những tác động tiêu cực, tích cực đối với nền kinh tế thế giới, cả nước và TPHCM.

Thứ hai, tính toán các giải pháp để TP.HCM tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế đối với nền kinh tế cả nước; đồng thời giữ được vị trí của TP.HCM trong tương quan với các thành phố trong khu vực và thế giới.

Cuối cùng, thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, với các chỉ tiêu, mục tiêu, các đề án thành phần để đạt được mục tiêu đã xác định cũng như củng cố vị thế của TP.HCM.

"Các chuyên gia cần phân tích rõ trước những tác động của dịch COVID-19, TP.HCM làm thế nào để đạt được các mục tiêu này hay phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu hoặc thành phố cần có những điều chỉnh cần thiết ra sao để ban soạn thảo ghi nhận. Cố gắng trong tháng 10 hoàn thiện xong dự thảo để báo cáo HĐND TP.HCM vào kỳ họp cuối năm", người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho hay.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, không chỉ hội thảo hôm nay, mà UBND TPHCM luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, hiến kế phát triển TP từ các chuyên gia, nhà khoa học. Trước mắt, trong tháng 10 này, UBND TP sẽ hoàn thiện dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế TPHCM giai đoạn 2022-2025 để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy và HĐND TPHCM thông qua.

Thông tin tại hội thảo, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, trong 15 ngày, viện đã xây dựng đề cương chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội TP.HCM, tổ chức các tọa đàm để tiếp thu ý kiến của các chuyên gia.

“Chỉ trong 10 ngày, các chuyên gia đã gửi 180 trang sáng kiến, kiến nghị, giải pháp giúp thành phố khôi phục những đứt gãy do tác động của dịch COVID-19. Họ hiến kế cho TP.HCM những giải pháp đột phá để sớm khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, nhằm thực hiện được cao nhất các mục tiêu đặt ra tại Đại hội Đảng TP lần thứ XI”, PGS.TS Trần Hoàng Ngân chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ