[Café cuối tuần] Lại cấm và xin cho

Nhàđầutư
Dư luận thế giới đánh giá cao thành quả của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu kép: chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề cần được trao đổi nhằm góp phần thống nhất về quan điểm, nhận thức đối với phòng, chống dịch.
ĐỨC ANH
14, Tháng 08, 2021 | 06:30

Nhàđầutư
Dư luận thế giới đánh giá cao thành quả của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu kép: chống dịch và phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề cần được trao đổi nhằm góp phần thống nhất về quan điểm, nhận thức đối với phòng, chống dịch.

Trong phòng, chống dịch COVID-19, nước ta đã có nhiều giải pháp sáng tạo, người dân và doanh nghiệp vừa thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Chính phủ, chính quyền tỉnh, thành phố, vừa linh hoạt để ổn định sản xuất, kinh doanh.

Nhan vien samsung

Công nhân được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào làm việc tại Công ty Samsung Việt Nam. (Ảnh: PC)

Hoạt động thiện nguyện diễn ra khắp cả nước, những địa phương ít hoặc không có dịch tìm mọi nguồn lực để giúp đỡ các tỉnh, thành phố đang gồng mình chống dịch. Người dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Dư luận thế giới đánh giá cao thành quả của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu kép: chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng còn một số vấn đề cần được trao đổi nhằm góp phần thống nhất về quan điểm, nhận thức đối với phòng, chống dịch.

1) Một số chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ bị đứt gãy không phải do dịch mà do chính các quy định gây ra. Điển hình là mối quan hệ truyền thống, bổ sung lẫn nhau giữa TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bị gián đoạn chỉ vì lệnh cấm vận chuyển hàng hóa, cấm chợ đầu mối, dẫn đền nơi sản xuất thì không tiêu thụ được hàng hóa, giá cả sụt giảm; nơi tiêu dùng thì khan hiếm, giá cả hàng hóa tăng, gây tâm lý bất ổn đối với người dân thành phố. Mặc dù trạng thái không đáng xảy ra nay đã được khắc phục, nhưng bài học đối với quản lý nhà nước bằng mệnh lệnh chủ quan cần phải coi là đắt giá để cân nhắc cẩn trọng trước khi ban hành các quyết định.

2) Giãn cách xã hội là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết tại những địa phương dịch đã lây lan diện rộng ra cộng đồng. Vấn đề là phạm vi không gian cần áp dụng như người đứng đầu Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã lưu ý làm sao giới hạn hợp lý để vừa không quá hẹp so với địa bàn cần thực hiện gián cách, vừa không quá rộng để ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, đời sống của người dân. Đáng tiếc là không ít địa phương khoanh vùng giãn cách xã hội quá rộng. Một huyện có khoảng 5-10 người nhiễm thì tại sao lại gián cách theo kiểu “nhà với nhà” được. Một quận có nhiều phường thì như giải pháp sáng tạo của Hà Nội là nơi nào không có dịch thì lập “Vùng xanh” do dân ở đó tự quản, chỉ cách ly những khu phố có người nhiễm dịch. Bài học cần được lưu ý là hãy quan tâm đến lợi ích của nhân dân mỗi khi đề ra giải pháp chống dịch.

3) Chống dịch thì cần có nhiều sáng kiến, nhưng cũng có người nảy ra “sáng kiến” gây phiền hà cho doanh nghiệp, cơ quan. Xin trích dẫn thông tin trên báo mạng ngày 10/07: “Theo hướng dẫn của phường Vĩnh Tuy, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sản xuất khi đến xin xác nhận giấy đi đường cho nhân viên cần chuẩn bị công văn, giấy đăng ký kinh doanh, phương án phòng chống dịch, danh sách nhân viên và lịch trực. Bước ra khỏi phường, chị Nguyễn Hải Yến, 36 tuổi, quản lý một công ty may mặc, thở phào khi lấy được giấy xác nhận đi đường cho 60 công nhân. Đây là lần thứ ba trong ngày, chị đến phường xếp hàng hoàn thiện giấy tờ. Để được hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội, công ty của chị đã phải lập cam kết đảm bảo an toàn phòng dịch”.

Có vẻ như ai đó không tin vào tính nghiêm túc của lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp; đành phải giao cho phường kiểm tra lại độ tin cậy (?!). Đại bộ phận người dân nghiêm chỉnh thực hiện các giải pháp phòng chống dịch vì bảo vệ lợi ích sống còn của họ, chỉ một số ít người cố tình vi phạm cần xử lý theo đúng pháp luật; chả lẽ vì số ít đó mà bắt số đông gánh chịu những quy định như vậy. Bài học ở đây là cần tin vào đại đa số nhân dân, đề ra giải pháp vì lợi ích của đa số.

4) Có 4 hệ thống tổ chức tham gia phòng chống dịch: Chính quyền từ trung ương đến phường xã; doanh nghiệp và hộ kinh doanh; các tổ chức xã hội và người dân; cơ quan truyền thông. Chức năng, nhiệm vụ, phân công, hợp tác giữa bốn hệ thông đó đã được quy định và thực hiện theo hướng “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Khi nào từng hệ thống làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, có quan hệ phân công, hợp tác tốt với các hệ thống khác thì đất nước vượt qua được thách thức (hiện nay là dịch COVID-19), tranh thủ được cơ hội mới.

Sản xuất, kinh doanh là công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp lo từ đầu vào cho đến đầu ra để có doanh thu, có lãi, lo thu nhập, đời sống, bảo hiểm, nhà ở cho công nhân. Thế mà có địa phương không thấy cần tham khảo ý kiến của doanh nghiệp đã ra lệnh ngừng sản xuất; khi biết có nơi đã thực hiện “ba tại chỗ” thì vội ra lệnh áp dụng tại địa phương mình, bất chấp khó khăn của một số doanh nghiệp. Tiếng kêu cứu của nhiều doanh nghiệp đã được báo chí đăng tải: Cá ba sa đến vụ thu hoạch nhưng nhà máy phải ngừng sản xuất không có nơi tiêu thụ nên rớt giá thê thảm. Đơn hàng đã ký theo hợp đồng với doanh nhân nước ngoài không thực hiện được, chẳng những bị phạt, mà còn làm mất lòng tin với đối tác.

Hãy tin vào các chủ doanh nghiệp, những người không chỉ lo cho nhà máy của họ, mà còn đóng góp quan trong vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giai đoạn có dịch, họ cũng là những người tham gia nhiều nhất các hoạt động từ thiện, đóng góp phần lớn vào Quỹ Vắc xin.

Tựu trung bốn vấn đề trên đây liên quan đến cách tiếp cận của một số cán bộ vẫn theo cơ chế xin cho, không quản lý được thì cấm, trái với Nghị quyết Đại hội Đảng XIII: “Tập trung kiểm soát đại dịch COVD-19, tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội...”.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ