Các địa phương nỗ lực chuyển đổi, xây dựng chính quyền số

Nhàđầutư
Chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các thủ tục hành chính đang là hướng đi mà các địa phương áp dụng nhằm góp phần xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
NGỌC TÂN
09, Tháng 07, 2022 | 08:10

Nhàđầutư
Chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào các thủ tục hành chính đang là hướng đi mà các địa phương áp dụng nhằm góp phần xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

dieu hanh thong minh

Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình đi vào hoạt động. Ảnh: Trần Hùng

Nỗ lực của các địa phương

Tại Thừa Thiên Huế, trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT, gắn với cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến phát triển đô thị thông minh và cung cấp các dịch vụ tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Để thực hiện điều này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm điều hành UBND tỉnh, Trung tâm giám sát - điều hành đô thị thông minh trên các nền tảng công nghệ số. Quá trình vận hành đã cho thấy những hiệu quả trong việc điều hành, giám sát các hoạt động xã hội.

Cùng với đó, Thừa Thiên Huế cũng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông tin với nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai. Liên tục các năm, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính và chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - truyền thông.

Tại Quảng Bình, công tác chuyển đổi, phát triển chính quyền số và ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp cũng được tỉnh hết sức chú trọng.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hồ An Phong, hiện nay hạ tầng kỹ thuật viễn thông của tỉnh ngày càng được đầu tư hiện đại, đồng bộ từ thành thị đến vùng xa, sẵn sàng đáp ứng cho việc ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ đô thị thông minh.

Một dấu ấn với công tác phát triển chính quyền số của Quảng Bình đó là vào tháng 9/2020, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Quảng Bình đã được đưa vào vận hành. IOC Quảng Bình có các chức năng thực hiện giám sát phục vụ chỉ đạo, điều hành của tỉnh như: Giám sát điều hành chỉ tiêu báo cáo thống kê kinh tế xã hội, hoạt động của chính quyền, dịch vụ công, giao tiếp phục vụ công dân và các lĩnh vực giáo dục, y tế, sử dụng đất đai...Sau khi Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Quảng Bình đi vào vận hành, vào tháng 1/2022, Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh TP. Đồng Hới cũng tiếp tục được đưa vào vận hành với những chức năng tương tự. 

a thi

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình tham quan Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Xuân Thi

Tại Quảng Trị, trong tháng 12/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh…

Về thực trạng chuyển đổi số của Quảng Trị, hiện nay Trung tâm dữ liệu của tỉnh Quảng Trị đã được triển khai tại Văn phòng UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông nhằm duy trì, triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung trên địa bàn tỉnh như: hệ thống văn phòng điện tử, hệ thống một cửa điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ, cổng dịch vụ công trực tuyến, cổng thông tin điện tử, hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tỉnh, trục liên thông tích hợp dữ liệu tỉnh...

San dien tu

Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị do Sở Công thương Quảng Trị quản lý. Ảnh: NT

Đối với ứng dụng CNTT cho thương mại điện tử, hiện nay Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị đã được triển khai tại địa chỉ quangtritrade.vn và đã có 43 gian hàng đăng ký tham gia với 142 sản phẩm được trưng bày trên Sàn.

Sự tham gia của các tập đoàn lớn

Quá trình thực hiện chuyển đổi, xây dựng chính quyền số, tăng cường ứng dụng CNTT vào các thủ tục hành chính tại các địa phương hiện đang nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Tại Quảng Trị, trong tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh này và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chuyển đổi số đến năm 2025. Theo thỏa thuận, dựa trên năng lực, kinh nghiệm và thế mạnh của mình, FPT sẽ hỗ trợ và tham gia cùng tỉnh Quảng Trị trong quá trình thúc đẩy chuyển đổi số.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cho biết:" FPT sẽ đồng hành với tỉnh Quảng Trị trong quá trình tìm hướng đi khác biệt để giúp phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn".

Tại Quảng Bình, việc đưa vào vận hành Trung tâm điều hành thông minh (IOC) có vai trò hỗ trợ rất quan trọng của Tập đoàn VNPT.

Với vai trò là đối tác chiến lược trong giai đoạn 2015-2020, VNPT đã tập trung đầu tư nguồn lực hỗ trợ chính quyền tỉnh Quảng Bình xây dựng một hạ tầng cơ sở Viễn thông-CNTT đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số. Và sau giai đoạn hợp tác 2015-2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã tiếp tục lựa chọn và ký kết hợp tác tiếp với VNPT trong giai đoạn 2020-2025.

Ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá:" Những đóng góp của VNPT đã giúp Quảng Bình đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử. Do vậy, Quảng Bình mong muốn VNPT tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Quảng Bình trong việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chuyển đổi số nền kinh tế trong thời gian tới".

vnpt

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn VNPT ký kết hợp tác về công nghệ thông tin và viễn thông giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Văn Dinh

Tập đoàn VNPT cũng được tỉnh Thừa Thiên Huế lựa chọn làm đơn vị hợp tác trong việc phát triển chính quyền số. Theo đó, sau 6 năm hợp tác chiến lược (2014 – 2020), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn VNPT đã tiếp tục ký kết hợp tác về công nghệ thông tin và viễn thông giai đoạn 2021 – 2025. Trong giai đoạn mới, sự hợp tác giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và VNPT sẽ tập trung vào phát triển dịch vụ đô thị thông minh; xây dựng hạ tầng số, các nền tảng dùng chung, đảm bảo an toàn an ninh thông tin và hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, viễn thông nhằm tạo nền móng cho việc chuyển đổi số Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương chia sẻ:" Tỉnh kỳ vọng chương trình hợp tác giai đoạn mới sẽ đem lại diện mạo khác biệt, công nghệ thông tin phát triển ngày một sâu, rộng hướng về cơ sở, rút ngắn khoảng cách giữa các cơ quan nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính. Góp phần quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế, thu hút đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ