Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới dự báo 'kinh tế toàn cầu 2021 sẽ khá hơn’

Nhàđầutư
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 sẽ được cải thiện từ mức thấp hiện nay. Tuy nhiên, khả năng vẫn sẽ có phong tỏa và giãn cách xã hội ngay cả khi vaccine được triển khai tiêm chủng trên toàn cầu.
THÀNH AN
11, Tháng 01, 2021 | 08:18

Nhàđầutư
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 sẽ được cải thiện từ mức thấp hiện nay. Tuy nhiên, khả năng vẫn sẽ có phong tỏa và giãn cách xã hội ngay cả khi vaccine được triển khai tiêm chủng trên toàn cầu.

AnhphongtoaCOVID Getty

Nước Anh đang phải phong tỏa xã hội nghiêm ngặt vì đã có hơn 80.000 ca tử vong vì Covid-19. Ảnh Getty Images

Đó là dự báo khá ảm đạm cho năm 2021 của Laurence Boone, kinh tế gia trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD).

"Chúng ta có thể sẽ còn phải trải qua sáu đến chín hoặc mười hai tháng khó khăn nữa", bà nói với chương trình Talking Business Asia của BBC.

"Tôi không nói nó dễ dàng, tôi nói rằng chúng ta đã thấy rằng nó có một số kết quả vào năm 2020", bà Laurence nhận xét.

"Chúng ta phải tiếp tục thực hiện cả các biện pháp không cần tới thuốc men, chính phủ hỗ trợ và triển khai vaccine, càng lâu và càng hiệu quả và an toàn nhanh nhất có thể", bà nói.

Một chủng virus mới đã dẫn đến các lệnh phong tỏa mới ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả các nước ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản...

Tuy nhiên, OECD cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 sẽ được cải thiện từ mức thấp hiện nay.

Tổ chức này dự kiến GDP toàn cầu sẽ tăng lên mức trước đại dịch vào cuối năm nay, nhưng cảnh báo rằng sự phục hồi sẽ không đồng đều ở tất cả các quốc gia.

Chẳng hạn, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021, trong khi các nền kinh tế thành viên OECD khác dự kiến chỉ tăng trưởng trung bình hơn 3%.

OECD nói thêm rằng các quốc gia sẽ phục hồi tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc triển khai tiêm chủng vaccine được thực hiện suôn sẻ ra sao.

Từ Paris, bà Boone cũng giải thích rằng các chính phủ phải tiếp tục chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế của họ khi đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có này, ngay cả khi họ phải linh hoạt hơn trong việc quản lý ngân sách quốc gia.

"Những biện pháp mà chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ này thực sự có ý nghĩa vì cuộc khủng hoảng này chỉ là tạm thời. Vì vậy, chúng tôi đang nói về các biện pháp tạm thời và sự gia tăng tạm thời tỷ lệ nợ trên GDP", bà nói.

Vẫn theo bà Laurence: "Một khi chúng ta thoát khỏi khủng hoảng, cơ cấu kinh tế sẽ được bảo toàn nhờ các biện pháp này, thì chúng ta sẽ phải lùi lại một bước, nhìn vào sự phát triển của tài chính công trên toàn quốc không chỉ kể từ COVID-19, mà còn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và xem ... liệu các chính phủ có đang chi tiền cho những ưu tiên một cách đúng đắn hay không".

Đây là một cách tiếp cận khác với lời khuyên mà OECD đưa ra cho các nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khi tổ chức này chủ trương thắt lưng buộc bụng.

Dự báo rõ ràng nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng y tế đã thách thức như thế nào đối với cả các nước giàu và nghèo và con đường khó khăn mà họ đang phải đối mặt.

OECD cũng cảnh báo về sự gia tăng bất bình đẳng, trong đó người lao động được trả lương thấp hơn trong các công việc phi chính thức vốn có nhiều rủi ro nhất, theo BBC.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ