Nhiều dấu hỏi sau ĐHĐCĐ thường niên 2018 của Hanoi Milk?

Nhàđầutư
Cũng giống như ĐHĐCĐ năm ngoái, cuộc họp năm nay của Công ty CP Sữa Hà Nội (mã HNM) lại tiếp tục đưa ra nhiều vấn đề cần mổ xẻ, một trong các vấn đề quan trọng nhất là tình trạng thiếu vốn trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng "khát" tiền để thực hiện nhiều dự án.
HUY NGỌC
01, Tháng 07, 2018 | 07:54

Nhàđầutư
Cũng giống như ĐHĐCĐ năm ngoái, cuộc họp năm nay của Công ty CP Sữa Hà Nội (mã HNM) lại tiếp tục đưa ra nhiều vấn đề cần mổ xẻ, một trong các vấn đề quan trọng nhất là tình trạng thiếu vốn trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng "khát" tiền để thực hiện nhiều dự án.

nhadautu - nhieu dau hoi sau dhdcd thuong nien 2018 cua hnm

Thương hiệu sữa Izzi một thời đang tiến dần tới sự 'xóa sổ'?

Không khí mệt mỏi, chán nản bao phủ ĐHĐCĐ thường niên 2018 năm nay. Đa phần các cổ đông đến dự họp lần này là những nhà đầu tư khá cao tuổi, họ cũng là những người đã gắn bó với doanh nghiệp từ lâu. Thị giá cổ phiếu HNM liên tục đi xuống trong những năm gần đây cũng đủ cho thấy các nhà đầu tư này đang đều thua lỗ.

nhadautu - Hanoi Milk

Thị giá cổ phiếu HNM từ đầu năm 2016 đến nay

Một nhà đầu tư không khỏi ngậm ngùi chia sẻ, chị đã mua vào cổ phiếu HNM vì thấy giá cổ phiếu thấp, nhưng không ngờ giá cổ phiếu ngày càng giảm (tính đến phiên 29/6 còn 2.700 đồng/cổ phiếu). Thậm chí, doanh nghiệp còn đang rơi vào khả năng có thể bị hủy niêm yết do trễ nộp BCTC kiểm toán 3 năm liên tiếp...  

"Cầm lòng vậy, đành lòng vậy", nhưng những gì thị giá cổ phiếu HNM thể hiện cũng chỉ phản ánh quan điểm của thị trường về sức khỏe của doanh nghiệp này.

Những gì ‘tươi sáng’ cũng chỉ là lời hứa

Cũng như ĐHĐCĐ thường niên tổ chức năm 2017, năm nay Chủ tịch HĐQT Hà Quang Tuấn tiếp tục đưa ra những triển vọng tương lai tốt đẹp cho doanh nghiệp.

Ông kể đến nhiều dự án như: Dự án Mở rộng nâng cấp nhà máy để chuyển đổi sang sản xuất Sữa UHT, Dự án Trang trại bò sữa tại Mê Linh với tổng mức đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng, hay như việc HNM là doanh nghiệp đầu tiên được Hiệp hội Sữa Việt Nam và Bộ Công Thương đề xuất phía Trung Quốc cho phép được xuất khẩu chính ngạch vào nước này; hoặc như việc doanh nghiệp này còn đang hợp tác với đối tác Singapore để sản xuất gia công sản phẩm sữa xuất khẩu vào thị trường Myanmar...

Dù vậy, tất cả cũng chỉ tồn tại ở ‘lời nói’. BCTC kiểm toán 2017 của Hanoi Milk đã chỉ ra hàng loạt vấn đề tồn đọng. Năm tài chính 2017 tiếp tục kết thúc với kết quả lỗ đến hơn 18,6 tỷ đồng. Thậm chí, ý kiến ngoại trừ kiểm toán còn cho thấy mức lỗ HNM chịu còn có thể lớn hơn con số trên.

Dòng tiền của HNM– yếu tố sống còn với một doanh nghiệp, tiếp tục âm nặng qua từng năm tài chính. Tính đến ngày 31/12/2017, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của họ đã âm đến -46,1 tỷ đồng (Trong khi đó, con số này đầu kỳ 31/12/2016 là -34,5 tỷ đồng). Đi cùng với đó, mức lỗ lũy kế đến cuối kỳ lên đến hơn -20,2 tỷ đồng (trong khi đầu kỳ lỗ lũy kế đầu kỳ chỉ là hơn 59,5 triệu đồng).

Chưa kể, Nợ vay HNM tính đến ngày 31/12/2017 đã lên đến hơn 305 tỷ đồng, tăng hơn 50 tỷ đồng so với số đầu kỳ.

Điều đó quá đủ để cho thấy HNM đang ‘đói vốn’ đến mức nào. Đặc biệt, trong bối cảnh thị phần sữa đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp Sữa chi đến hàng tỷ đồng để làm chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi,… nhằm giữ thị phần, Hanoi Milk đang dần không còn có ‘cửa’.

Mặc dù vậy, HNM lại trình ĐHĐCĐ thường niên 2018 tờ trình ‘không tưởng’ khi có ý định phát hành 30 triệu cổ phiếu với mức giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng xin gia hạn phát hành riêng lẻ 200 tỷ đồng trái phiếu sang năm 2019 và 2020 do KQKD 2017 thua lỗ.  Điều ‘không tưởng’ tiếp tục khi mệnh giá một trái phiếu lên đến 100.000 đồng và đây là loại trái phiếu không có tài sản đảm bảo.

Ông Tuấn đã trấn an cổ đông khi khẳng định bản thân sẽ mua vào số trái phiếu này nếu không ai mua, nhưng tại sao người đứng đầu Hanoi Milk không làm điều đó từ ban đầu mà phải gia hạn đến năm 2019 và 2020?

Và kể cả đã nới room ngoại lên đến 100%, nhưng NĐTNN nào chấp nhận trả mức giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu để ôm số cổ phiếu với mức thị giá chưa bằng chén trà đá (2.700 đồng/cổ phiếu trong phiên 29/6) và ai sẽ ôm lô trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu nhưng không có đến tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo?

Mục đích của việc phát hành trái phiếu/cổ phiếu nhằm bổ sung vốn để doanh nghiệp thực hiện các dự án. Nhưng, trong trường hợp không ‘gọi vốn’ thành công, Hanoi Milk đã tính đến phương án khác?

Đơn cử có thể kể đến Dự án trang trại Bò sữa tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Điểm trắc trở của dự án này là có đến 6,7 ha đất đã chia cho nông dân và chi phí giá đền bù lên đến khoảng 70 tỷ đồng.

Dù Chủ tịch HĐQT nhận định, mức giá đền bù này thấp hơn nhiều so với mức giá ở nhiều khu đất khác tại Hà Nội, nhưng họ sẽ lấy tiền đâu ra khi BCTC 2017 đã kiểm toán cho thấy lượng tiền mặt của doanh nghiệp chỉ còn gần 5 tỷ đồng.

Nhiều khoản phải thu khó đòi

Kinh doanh thua lỗ, dòng tiền qua các năm tài chính âm liên tục, nợ vay càng tăng và đi cùng với đó lãi vay càng lớn, kiểm toán tại BCTC năm 2017 đã đưa ra nhiều ý kiến ngoại trừ ‘nghi vấn’ khả năng thu hồi một số tài sản.

Cụ thể, kiểm toán không thể xác nhận tính hiện hữu, tính đầy đủ và giá trị có thể thu hồi của số dư hàng tồn kho tại ngày 31/12/2017 và ngày 31/12/2016 với tổng giá trị lần lượt là hơn 144,5 tỷ đồng và 113,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, kiểm toán cũng không thể xác nhận tính hiện hữu  và giá trị một số tài sản bao gồm bò sữa thuộc tài sản cố định, tủ mát thuộc chi phí trả trước dài hạn và bê non thuộc chi phí xây dựng cơ bản dở dang, với giá trị còn lại ngày 31/12/2017 lần lượt là 3,1 tỷ đồng, 188 triệu đồng và 600 triệu đồng và tại ngày 31/12/2016 là 3,5 tỷ đồng, 3,1 tỷ đồng và 600 triệu đồng.

Kiểm tóan cũng đánh giá không thể thu thập bằng chứng kiểm toán cho khoản trả trước gần 88 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017 cho Công ty TNHH Việt Phát và một số khoản tạm ứng cho nhân viên nghỉ việc.

Đó là chưa kể đến việc Hanoi Milk thời gian tới có thể dính phải vụ kiện với Công ty CP Ô tô Việt Nam.

Tại ĐH lần này, đại diện Công ty CP Ô tô Việt Nam đã lên tiếng tranh cãi với Đoàn Chủ tịch Hanoi Milk và các cổ đông Hanoi Milk về khoản nợ này.  

Tất cả tờ trình đều 100% thông qua:”Đồng ý thôi chứ biết làm sao nữa”

Mặc dù tất cả các tờ trình được thông qua, tuy nhiên, có thể thấy sự khiên cưỡng với cơ cấu cổ đông tham gia. Cụ thể, tổng cộng có hơn 8,3 triệu cổ phần tham gia và quỷ quyền tham gia tại ĐH, tương đương 67,04% tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết. Nên nhớ, Chủ tịch HĐQT có số cổ phần lên đến hơn 4,4 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 21,9%.

Mà dù có "đồng ý nhưng không đồng lòng" chăng nữa, họ sẽ làm gì? Doanh nghiệp không thể trả cổ tức vì quá thiếu tiền thực hiện các dự án, các kế hoạch phát hành cổ phiếu/trái phiếu không tưởng, hay kế hoạch có lãi 2018,… nếu họ không thông qua thì còn đưa ra phương án nào khác nữa?

Khi các cổ đông giơ tờ trình biểu quyết thông qua đều chỉ nhìn nhau cười trừ: "Đồng ý thôi chứ biết làm sao nữa. Không đồng ý thì đưa ra phương án nào khác đây"?

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ