Nguyên Bí thư Hà Nội: Phạt nặng để người sau sợ không dám vi phạm

Nhàđầutư
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, những vi phạm như trật tự xây dựng gây ra hậu quả rất phức tạp, nặng nề nên phải phạt nặng để người sau sợ không dám vi phạm.
QUANG TUYỀN
18, Tháng 09, 2023 | 16:20

Nhàđầutư
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, những vi phạm như trật tự xây dựng gây ra hậu quả rất phức tạp, nặng nề nên phải phạt nặng để người sau sợ không dám vi phạm.

Ngày 18/9, Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với sự tham gia của các nguyên lãnh đạo TP. Hà Nội qua các thời kỳ.

Phạt nặng để người sau sợ không dám vi phạm

Tại hội nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đưa ra nhiều ý kiến đóng góp vào hô sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và cho rằng việc sửa đổi Luật Thủ đô ở thời điểm này là chín muồi. Ông đề nghị dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần được điều chỉnh bao trùm, khái quát hơn, khẳng định tính vượt trội so với các luật khác.

Theo nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Luật Thủ đô 2012 có quy định một số nội dung đặc thù cho Hà Nội về việc xử phạt hành chính, nhưng mới chỉ vượt, chứ chưa trội. Bởi, đối với Hà Nội, những vi phạm như trật tự xây dựng gây ra những hậu quả rất phức tạp, nặng nề.

b7b8af7babf27eac27e3

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu góp ý. Ảnh: Viết Thành.

"Nếu chỉ quy định cho Hà Nội phạt gấp 2 lần so với các địa phương khác thì người ta thấy vẫn rất có lợi nên sẵn sàng vi phạm. Do đó, có thể cho phép Hà Nội quy định mức phạt, thông qua tại HĐND thành phố; mức phạt có thể gấp nhiều lần mức của các địa phương khác, thậm chí là 50 lần.

Chúng ta phạt nặng là để ít phải phạt, để người sau không dám vi phạm. Mong là các cơ quan lập pháp như Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp ủng hộ Hà Nội theo hướng đó", nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội góp ý.

Bên cạnh đó, ông Phạm Quang Nghị đưa ra thêm đề nghị phải tăng quyền hạn cho Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cao hơn Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khác, tương tự đối với Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội; đi liền với quyền hạn là tăng trách nhiệm, trách nhiệm phải lớn hơn.

Đưa ra góp ý về Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh cũng tán thành 5 quan điểm nêu trong tờ trình Chính phủ trình Quốc hội. Tuy nhiên, bà đề nghị nên cân nhắc bỏ các từ "vượt trội", vì điều quan trọng không phải là nói nhiều từ "vượt trội", mà sự vượt trội ấy phải được thể hiện trong các điều, khoản của dự thảo luật.

Nói về vấn đề xây dựng đô thị, ông Vương Văn Biện, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây, cho rằng, đối với Thủ đô môi trường phải được coi là quan trọng đầu tiên khi xét duyệt các chương trình, dự án; dù là dự án đầu tư hàng nghìn tỷ mà không bảo đảm về môi trường thì không thể cấp phép đầu tư, không thể thông qua. Do đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải làm rõ được điều này. Đồng thời, ông đề nghị, Luật Thủ đô phải quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn cao hơn về xây dựng đô thị, khắc phục những bất cập hiện nay.

Về tên gọi, Nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt đề nghị đặt tên là Luật Thủ đô Hà Nội để làm rõ đây là quy định về Luật dành cho Thủ đô Hà Nội, xác định rõ trách nhiệm của Hà Nội trong luật. Thủ đô của cả nước rồi thì phải nêu rất rõ ràng về phần trách nhiệm của Hà Nội ra sao, phần trách nhiệm của trung ương, trách nhiệm của nhân dân cả nước ra sao.

Ví dụ như cải tạo chung cư cũ chậm, nếu chẳng may xảy ra động đất mà nguy hiểm đến tính mạng người dân thì trách nhiệm Hà Nội, trách nhiệm trung ương đến đâu, phải rất rõ. “Chất lượng nội dung Luật Thủ đô sửa đổi mới là chính, nếu đạt được yêu cầu chất lượng thì thông qua, nếu chưa đạt thì không vội thông qua, chứ không nên cố thông qua cho có thành tích”, đồng chí Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh.

Phân quyền lớn hơn để gỡ vướng mắc cho các dự án

Phát biểu kết luận và tiếp thu ý kiến góp ý tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, tinh thần chung của các bộ, ngành đều rất ủng hộ đối với Luật Thủ đô (sửa đổi).

890fd4d8c15714094d46

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh kết luận và tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Ảnh: Viết Thành.

Để làm rõ hơn các ý kiến góp ý của các đại biểu, thành phố đề xuất phân quyền lớn hơn cho Hà Nội thì đi đôi với trách nhiệm quản lý phải lớn hơn. Đồng thời, đề xuất này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay là các dự án quy mô từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải được thông qua Quốc hội cho dù dự án đó hoàn toàn của thành phố. Như dự án cầu Tứ Liên nằm hoàn toàn trên địa bàn thành phố, do ngân sách thành phố chi đầu tư nhưng thời gian trình và thông qua phải mất hàng năm.

Đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất trong một số dự án dù chỉ "dính" một ít đất rừng sản xuất, đất lúa không ảnh hưởng đến môi trường, an ninh lương thực, nhưng do phải thực hiện theo quy trình thủ tục Chính phủ duyệt mất hơn 1 năm, ảnh hưởng đến tiến độ dự án, như trường hợp đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô.

Ghi nhận những ý kiến, đóng góp sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của các nguyên lãnh đạo TP. Hà Nội qua các thời kỳ, ông Trần Sỹ Thanh nói: "Chúng tôi xin tiếp thu nghiêm túc và giao cho bộ phận chuyên môn nghiên cứu tiếp thu cụ thể để hoàn thiện các điều, khoản và nội dung, hình thức dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ