Ngành xây dựng vẫn khó, trông chờ các dự án hạ tầng giao thông

Nhàđầutư
Quý III được dự báo là một quý tiêu cực cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngành xây dựng. Tìm kiếm các dự án/ gói thầu hạ tầng giao thông là một hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để hồi phục trở lại trong thời gian tới.
THẠCH LAM
25, Tháng 08, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Quý III được dự báo là một quý tiêu cực cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngành xây dựng. Tìm kiếm các dự án/ gói thầu hạ tầng giao thông là một hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để hồi phục trở lại trong thời gian tới.

z2705475211065_052b29b9132193e0c4a7f621733b929d

 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành xây dựng quý II/2021 vẫn còn nhiều khó khăn. Gần 49% doanh nghiệp trong ngành nhận định kinh doanh khó khăn hơn quý I/2021, chỉ 17,5% cho rằng có thuận lợi.

Trong quý III/2021, hoạt động SXKD của các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục duy trì nhịp độ như quý II/2021 với tỷ lệ doanh nghiệp nhận định tình hình SXKD thuận lợi hơn là 17,8%, 33,6% số doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 48,6% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn.

Các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thầu xây dựng công trình dân dụng, khu công nghiệp như Coteccons (CTD), Hòa Bình (HBC), Hưng Thịnh incons (HTN) hay Ricons… đang có giai đoạn kinh doanh khó khăn do tác động dịch bệnh và chi phí nguyên vật liệu tăng lên khiến biên lợi nhuận nhóm này mỏng đi.

Untitled

 

Từ đầu 2020 đến nay, biến động giá nguyên vật liệu tăng cao. Chẳng hạn như sắt, thép, xi măng đều tăng, trung bình tăng khoảng 20 - 30% so với đầu năm khiến các loại chi phí bị đội lên cao. Đặc biệt là giá thép có lúc đỉnh điểm tăng đến 60% so với cuối năm 2020.

Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã quyết định tạm hoãn thi công do giãn cách và sức khỏe tài chính của chủ đầu tư cũng bị ảnh hưởng khiến tiến độ chậm hơn từ 6-18 tháng - ảnh hưởng trực tiếp lên doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành. Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 cũng khiến doanh nghiệp chịu thêm nhiều chi phí phát sinh, rủi ro công nhân không quay lại làm việc.

Chia sẻ từ lãnh đạo một doanh nghiệp trong ngành cho biết, 2021 là năm rất khó khăn đối với ngành xây dựng, đặc biệt là các dự án thiên về khách sạn, nghỉ dưỡng, văn phòng cho thuê… nhưng có một hướng đi khác tích cực hơn là tham gia xây dựng, xây lắp ở mảng hạ tầng giao thông, các dự án điện năng.

z2705474352356_eb2a6bed880cad12c1da996e1f4ac08b

 

Cũng theo vị này, cạnh tranh trong ngành xây dựng cũng tăng lên, nhiều DN sẵn sàng bỏ thầu giá thấp để có được hợp đồng, chưa kể các tập đoàn bất động sản lớn cũng hình thành và hoàn thiện mảng xây dựng, hoàn thành hệ sinh thái khép kín. 

Với thực trạng trên, các DN chỉ thuần xây dựng có kết quả kinh doanh sụt giảm, chỉ trường hợp có thêm mảng kinh doanh khác (bất động sản), hoặc doanh thu tài chính,… ghi nhận con số tích cực hơn.

Đơn cử, CTD sau nửa đầu năm đạt doanh thu 5.119 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 99,4 tỷ đồng, giảm lần lượt 32% và 65% so với cùng kỳ và chỉ mới hoàn thành 29% kế hoạch cả năm. Điểm đáng chú ý ở CTD là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh đến 34% (do chi phí dịch vụ thuê ngoài và khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi). Ở Ricons cũng tương tự, gia tăng chi phí quản lý khiến lợi nhuận giảm 38%, dù doanh thu tăng 11%.

Trong khi đó, HBC và HTN ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, HBC nhờ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư 51 tỷ đồng và tiết giảm các chi phí tài chính và quản lý, giúp lãi ròng quý 2 của HBC đột biến gần 66 tỷ đồng, gấp 35 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng mới chỉ đạt 28,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Còn HTN – thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh, với tỷ trọng lớn các hợp đồng xây dựng đến từ công ty mẹ, doanh nghiệp này trong nửa đầu năm đạt doanh thu đạt 2.855 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế hơn 120,3 tỷ đồng, tăng lần lượt 66% và 7,5% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kết quả trên đến từ hoạt động xây dựng dự án đã hoàn thành nghiệm thu hạng mục bàn giao theo tiến độ nên giá trị nghiệm thu tăng so với cùng kỳ (quý 2/2020 chỉ ghi nhận lãi gần 2 tỷ đồng).

Trong khi đó, tại Fecon (FCN), với câu chuyện riêng đến từ các dự án điện gió mà công ty đang triển khai trong vai trò tổng thầu C.BoP. Nửa đầu năm, doanh thu thu thuần 1.341 tỷ đồng và LNST đạt 50 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và 39% so với cùng kỳ 2020. Riêng quý 2/2021, FCN báo lãi ròng 35 tỷ đồng, tăng 66% so với quý 2/2020.

Tương tự, CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TCD) – công ty con của Bamboo Capital (BCG) báo lãi 129 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ. Doanh thu cũng tăng trưởng 93% nhờ thúc từ hoạt động xây dựng (tăng 382% so cùng kỳ), doanh thu từ các dự án bất động sản, điện áp mái và điện mặt trời.

Trong lĩnh xây lắp hạ tầng giao thông, CTCP Licogi 16 (LCG) có doanh thu không biến động so với cùng kỳ, tuy nhiên nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn 9% nên lợi nhuận gộp gần 170 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Các chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng đều tăng mạnh. Nhờ đó, công ty vẫn ghi nhận lãi ròng 27 tỷ đồng. LCG cho biết, lợi nhuận quý II tăng nhờ lợi nhuận hợp nhất của một số dự án tăng và biên độ lợi nhuận mảng bất động sản cao.

Lũy kế 6 tháng, LCG đạt doanh thu gần 1.307 tỷ đồng, tăng nhẹ 4%, trong đó, doanh thu từ các hợp đồng xây dựng đạt 879 tỷ đồng, đóng góp 67% cơ cấu tổng doanh thu. Doanh thu bất động sản gần 335 tỷ đồng, gấp 4,3 lần cùng kỳ năm trước, đồng thời chiếm 26% tổng doanh thu. Còn lại là doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ khác. LNST 6 tháng đạt 130,5 tỷ đồng, vọt tăng 65% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành 44% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Cũng trong lĩnh vực xây lắp và thu phí BOT, do không còn ghi nhận nguồn thu thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI) báo lãi ròng quý II còn gần 13 tỷ đồng, giảm mạnh 76% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu thuần 203 tỷ đồng, tăng 29%.

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Mirae Asset, giá thép tăng quá cao sẽ khiến ngành xây dựng và đầu tư công chững lại. Ngành xây dựng năm 2021 dự phóng tăng trưởng rất nhẹ hoặc trong trường hợp xấu nhất là suy giảm.

Với chủ trương thúc đẩy đầu tư công hỗ trợ nền kinh tế, thông qua việc giải ngân các dự án hạ tầng giao thông, nhiều DN trong lĩnh vực xây dựng đang tích cực lấn sân và tham gia đấu thầu dự án. Chẳng hạn CTD cũng có kế hoạch mở rộng mảng hạ tầng và năng lượng; BCG lấn sân sang hạ tầng thông qua khoản đầu tư để trở thành cổ đông lớn của HHV; hay sự hợp tác của HTN và Tập đoàn Đèo Cả.

Chia sẻ từ các DN lớn, hướng đi tích cực cho ngành xây dựng giai đoạn tới là tham gia các dự án hạ tầng giao thông và năng lượng, trong khi chờ đợi các dự án dân dụng và nghỉ dưỡng cần có thêm thời gian để tái khởi động trở lại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ