Ngân hàng nói cho vay 2 tháng cuối năm gần như không lãi

Nhàđầutư
Các lãnh đạo ngân hàng cho biết lãi suất cho vay hiện nay đã giảm về trước dịch bệnh, mức thấp nhất chưa từng có. Nhưng vốn vẫn không vào nền kinh tế do môi trường kinh tế còn yếu, cầu tiêu dùng và xuất khẩu yếu.
MỸ HÀ
17, Tháng 11, 2023 | 11:50

Nhàđầutư
Các lãnh đạo ngân hàng cho biết lãi suất cho vay hiện nay đã giảm về trước dịch bệnh, mức thấp nhất chưa từng có. Nhưng vốn vẫn không vào nền kinh tế do môi trường kinh tế còn yếu, cầu tiêu dùng và xuất khẩu yếu.

Hoi thao dan tri

Các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng thảo luận, nguồn: Dân Trí

Lãi suất cho vay đã về mức trước dịch

Tại Hội thảo tháo van tín dụng khơi thông tăng trưởng do Báo Dân Trí tổ chức, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM chia sẻ mục tiêu xuyên suốt của NHNN là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh khó khăn, từ đầu năm đến nay, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất điều hành. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận mức lãi suất vay quay trở lại trước dịch. Xét triên trên địa bàn TP.HCM, 63% dư nợ ngắn hạn đã trở về mức lãi suất vay 5 – 9%, còn lại dư nợ trung và dài hạn ở mức phổ biến khoảng 10%.

Bên cạnh giảm lãi suất, NHNN cũng đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất với doanh nghiệp có sức khỏe tài chính yếu để giảm áp lực, khôi phục dòng tiền. Doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt được tiếp cận mức lãi suất tốt khoảng 4% giúp tình trạng doanh nghiệp đã tốt rồi còn tốt hơn, mở rộng và tăng trưởng.

Đồng thời, các gói hỗ trợ lãi suất được tung ra, như gói hỗ trợ lãi suất 2% cho nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp dịch bệnh như hàng không, du lịch, chế biến chế tạo, giáo dục, y tế… Cùng với đó, NHNN thực hiện chương trình kết nối ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Tại TP.HCM, NHNN đã tổ chức được 30 hội nghị kết nối, qua đó giải ngân cho vay với số tiền đạt 581.000 tỷ đồng, cho gần 180.000 khách hàng, bằng 111,7% so với gói tín dụng ưu đãi các tổ chức tín dụng đăng ký theo kế hoạch năm (quy mô gói là 520.000 tỷ đồng).

Trong ngắn hạn, 2 tháng cuối năm, NHNN tập trung giải pháp kích cầu tiêu dùng, tập trung vào khai thác tính chất mùa vụ dịp Tết âm lịch, nhu cầu tín dụng tăng cao với đối tượng đáp ứng hàng hóa phục vụ tết, du lịch. Theo đó, chương trình cho vay bình ổn thị trường lãi suất vay khoảng 4 – 6%, ngân sách 9.000 tỷ được đưa ra áp dụng cho 2 đối tượng là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ tết và doanh nghiệp phân phối như chuỗi bán lẻ Coopmart.

Ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp HDbank chia sẻ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng không chỉ là mong mỏi của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm và nỗ lực của các ngân hàng thương mại. HDBank đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp SMEs – nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đại diện HDBank cũng cho biết các ngân hàng cho vay trong 2 tháng cuối năm gần như không có lãi do lãi suất huy động đầu năm đã rất cao.

Ông Nguyễn Văn Bách, Trưởng Ban Chính sách – Tín dụng Ngân hàng Agribank cũng bày tỏ tuân thủ chủ trường Chính phủ, từ đầu năm Agribank 7 lần liên tiếp hạ lãi suất cho vay, lãi suất sàn tại thời điểm hiện nay đã quay trở lại trước dịch Covid-19 diễn ra.

“Chưa có lúc nào lãi suất cho vay lại thấp như lúc này. Không chỉ Agribank mà các ngân hàng khác cũng đã và đang quyết liệt thực hiện giảm lãi suất”, ông Bách nói.

Vốn vẫn không chạy vào nền kinh tế

Mặc dù lãi suất cho vay giảm, nhiều gói hỗ trợ tung ra nhưng đa phần lãnh đạo ngân hàng đều nhìn nhận vốn vẫn chưa chảy vào nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng tín đến 31/10 mới đạt 7,39%.

Theo ông Lệnh, nguyên nhân dòng vốn chưa vào do môi trường kinh tế yếu, các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng thấp. Tín dụng tiêu dùng chỉ tăng khoảng 1% và tín dụng cho vay bất động sản đối với tiêu dùng (mua nhà ở) thậm chí giảm.

TS Võ Trí Thành đánh giá nếu so với 2022 thì tình hình năm nay đã khá hơn rất nhiều. Cụ thể, 2022 là năm rất khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ giá tăng cao, có lúc lên 9%, căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng, chưa kể hơn 100.000 tỷ đồng phải bơm cho SCB. Điều này khiến các ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất để hút tiền về. Thị trường trái phiếu, bất động sản đóng băng, chứng khoán đi xuống…

Hiện nay, thanh khoản ngân hàng dư thừa, hệ thống ngân hàng lành mạnh, lãi suất đang giảm, lạm phát và tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát. Điểm sáng là giải ngân đầu tư công năm nay ước đạt được 80 – 85%, chưa hoàn thành con số 95% Chính phủ giao nhưng xét về tuyệt đối lớn và vượt 2022.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cũng nhìn nhận quá trình phục hồi kinh tế hết sức trắc trở, khó khăn còn kéo dài cho đến 2024. Theo dự báo IMF, nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… đều tăng trưởng kinh tế thấp hơn 2023, duy nhất khu vực Asean5 có tăng. Lạm phát cho đến 2024 vẫn còn cao hơn mục tiêu 2% ở các nước phát triển, đi cùng với đó, lãi suất của đồng tiền chủ chốt như USD, EUR còn ở mức cao và chỉ có thể bắt đầu giảm từ giữa 2024.

Một yếu tố nữa là căng thẳng chính trị, xung đột tại khu vực Trung Đông, những bất ổn vẫn hiện hữu có thể dẫn đến khủng hoảng năng lượng, lương thực. Ngoài ra, yếu tố thời tiết cũng diễn biến không thuận lợi, năm 2024 dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử.

Với Việt Nam, nợ xấu tăng nhanh và mạnh, một số ngân hàng nợ xấu nội bảng đã vượt 3%, chưa kể nợ của VAMC. Vẫn còn đó nhiều vấn đề chưa giải quyết triệt để như SCB, ngân hàng 0 đồng. Tốc độ tăng tiêu dùng đã bắt đầu chững lại, 6 tháng tiêu dùng tăng trên 8% nhưng 9 tháng chỉ còn 7,4%, sang 10 tháng xuống 7%. Theo ông Thành, điều này cho thấy hầu bao của người tiêu dùng đã giảm nhanh. Mặt khác, đầu tư tư nhân gần như không tăng, khó khăn nên khối tư nhân chủ yếu gửi tiền ở ngân hàng.

Trong bối cảnh hiện nay, ông Thành cho rằng doanh nghiệp nên nằm lòng 3 điều gồm phòng thủ, tích cóp và bắt nhịp xu thế. Cụ thể, doanh nghiệp nên biết quản trị rủi ro, đưa ra nhiều kịch bản, phản ứng nhanh trong bối cảnh kinh tế bất định và kịp thời bắt nhịp xu thế.

“Việt Nam đang đối mặt với cơ hội lớn chưa từng có, trong vòng 3 năm tới phải cố gắng tóm lấy nó, đó là sự chuyển dịch chuỗi cung ứng như bán dẫn, chip…”, ông Thành chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ