Nền kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt với một núi rủi ro

Nhàđầutư
Mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng nợ chưa từng có của Mỹ được giảm nhẹ, nền kinh tế toàn cầu dường như đã tránh được một cú sốc lớn. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều đám mây đen u ám đe dọa viễn cảnh của kinh tế toàn cầu, theo CNN.
CHÍ THÀNH
02, Tháng 06, 2023 | 06:45

Nhàđầutư
Mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng nợ chưa từng có của Mỹ được giảm nhẹ, nền kinh tế toàn cầu dường như đã tránh được một cú sốc lớn. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều đám mây đen u ám đe dọa viễn cảnh của kinh tế toàn cầu, theo CNN.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Hạ viện đã thông qua một dự luật lưỡng đảng hôm thứ Tư để nâng trần nợ và cho phép Chính phủ Mỹ tiếp tục thanh toán các hóa đơn của mình.

Dự luật này vẫn cần sự chấp thuận của Thượng viện, nhưng nguy cơ vỡ nợ thảm khốc gây ra một cuộc khủng hoảng trên thị trường toàn cầu đã biến mất.

Mặc dù đã tránh được một cuộc khủng hoảng, nhưng hàng loạt vấn đề của kinh tế Mỹ như lạm phát cao, lãi suất tăng và tăng trưởng chậm chạp, vẫn chưa biến mất.

uk-inflation-prices-getty

Một khách hàng trên đường từ siêu thị về nhà ở Sheffield, Vương quốc Anh, vào ngày 19 tháng 5 năm 2023. Lạm phát lương thực ở Anh vẫn ở mức trên 19%. Ảnh Dominic Lipinski/Bloomberg/Getty Images

Carsten Brzeski, trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu tại ngân hàng Hà Lan ING, cho biết ngay cả khi không tính đến "kịch bản xấu nhất, chúng tôi vẫn đang xem xét đến kịch bản suy thoái toàn cầu".

Đã có bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế đang chững lại ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nền kinh tế số một và số hai của thế giới.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng trong quý đầu tiên và dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm xuống mức kém nhất kể từ khi nước này kết thúc chính sách Zero Covid cách đây 5 tháng.

Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc đang mất đà, sự phục hồi bị cản trở bởi nhu cầu trong nước yếu, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực bất động sản.

china-job-fair-getty

Người tìm việc và nhà tuyển dụng tại một hội chợ việc làm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 26 tháng 5 năm 2023. Ảnh Bloomberg/Getty Images

Sự yếu kém của kinh tế Trung Quốc lại khiến Đức lo lắng về khả năng suy thoái của nước này vì Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức.

Đức rơi vào suy thoái trong quý đầu tiên năm nay do cú sốc giá năng lượng năm ngoái đã ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng trong nước.

Sự suy giảm kéo dài của nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ gây rắc rối cho phần còn lại của khu vực, vốn chỉ tránh được suy thoái trong gang tấc vào đầu năm.

Hiện tại, động lực ở Pháp, nơi đã có sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ kể từ sau đại dịch, đang chậm lại. Dữ liệu chính thức cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng tiếp tục giảm trong tháng Tư, nghĩa là đã giảm trong 3 tháng liên tiếp.

Charlotte de Montpellier, nhà kinh tế cấp cao tại ING cho biết: "Có thể nói rằng quý thứ hai đã có một khởi đầu tồi tệ. Nền kinh tế Pháp đang chậm lại rõ rệt".

Lạm phát vẫn quá cao

Trong bối cảnh đó, lạm phát đã giảm bớt ở nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu, giống như sự sụt giảm ở Đức, Tây Ban Nha và Ý. Dữ liệu cho tháng 5 công bố vào thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy giá tiêu dùng trên 20 quốc gia sử dụng đồng euro tăng với tốc độ chậm hơn so với tháng 4, khi lạm phát tăng lên 7%.

What-is-inflation-Capital

Lạm phát tăng cao khiến sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh. Ảnh minh họa của Capital

Lạm phát cũng đã được kiểm soát ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ - lần lượt là 8,7% và 4,9% - nhưng nó vẫn ở mức cao khó chịu đối với các ngân hàng trung ương, vốn nhắm mục tiêu cỡ chỉ khoảng 2%.

Các nhà đầu tư kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng lãi suất hơn nữa trong những tuần tới để chế ngự giá cả tăng, nhưng cần biết là cả hai điều này đều đóng vai trò là lực cản đối với nền kinh tế.

Lạm phát làm tăng chi phí hàng hóa và dịch vụ hàng ngày, khiến tiêu dùng giảm. Trong khi đó, việc tăng lãi suất khiến các khoản vay và thế chấp trở nên đắt đỏ hơn, gây áp lực lên chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Ảnh hưởng của chi phí đi vay cao hơn vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Trong một báo cáo hôm thứ Tư, Deutsche Bank cho biết làn sóng vỡ nợ với các công ty Mỹ và châu Âu "sắp xảy ra" do chính sách tiền tệ thắt chặt nhất trong 15 năm, kết hợp với mức nợ cao và khả năng sinh lời thấp hơn.

Các nhà phân tích của Deutsche cho biết làn sóng này sẽ không đạt đỉnh cho đến cuối năm 2024.

Phân tích của Capital Economics cho thấy gần phân nửa tác động của việc thắt chặt tiền tệ ở các thị trường phát triển đã được cảm nhận trong nền kinh tế thực.

Nhà kinh tế trưởng Neil Shearing của Capital Economics đã viết trong một thông báo vào ngày 15/5: "Khi các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, chúng tôi cho rằng hầu hết các nền kinh tế tiên tiến lớn sẽ rơi vào suy thoái và áp lực về tiền lương và giá cả sẽ giảm".

Ông nói thêm: "Các cuộc suy thoái mà chúng tôi dự báo là tương đối nhẹ do lạm phát tăng cao trong năm qua".

Chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt

Bất kỳ cuộc suy thoái nào, dù nhẹ hay không, sẽ trở nên tồi tệ hơn khi có thêm một cú sốc bất ngờ.

skynews-ukraine-war

Chiến tranh giữa Nga và Ukraine vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh Skynews

Điều đó giờ dường như không xuất phát từ bên trong Chính phủ Hoa Kỳ, nhưng nó vẫn có thể phát sinh từ hai mối đe dọa lâu dài: chiến tranh Ukraine và khủng hoảng khí hậu. Cả hai thứ trên đều gây rủi ro cho chuỗi cung ứng và giá lương thực toàn cầu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đe dọa trừng phạt đối với các cuộc tấn công hiếm hoi bằng máy bay không người lái vào Moscow hôm thứ Ba, được cho là đã khiến hai người bị thương và làm hư hại một số tòa nhà.

Ukraine đã phủ nhận có liên quan đến các cuộc tấn công vào Moscow.

Michael Bociurkiw, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết: "Điều có thể xảy ra trong ngắn hạn là Nga sẽ sử dụng một chiến lược hỗn hợp để tấn công Ukraine và khiến phương Tây khó chịu".

Điều này có thể bao gồm "việc vũ khí hóa lương thực bằng cách hạn chế các tàu chở ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp khác từ Ukraine đến các thị trường phương Tây", Bociurkiw nói thêm.

Chiến tranh đã khiến giá lương thực quốc tế tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm ngoái. Mặc dù giá đã giảm kể từ đó, nhưng vẫn còn tăng cao ở nhiều quốc gia và gây ra nạn đói ở các quốc gia nghèo.

spain-drought-getty

Khoảng 60% vùng nông thôn Tây Ban Nha đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán, gây mất mùa và thiếu lương thực. Ảnh Marcelo del Pozo/Getty Images

Lạm phát lương thực đã dao động quanh mức cao kỷ lục ở châu Âu. Lũ lụt tàn phá ở miền bắc Italy vào tháng trước đã nhấn chìm hàng ngàn trang trại ở một khu vực của đất nước được gọi là "thung lũng trái cây".

Thảm họa "trăm năm có một" này xảy ra sau nhiều năm khu vực này bị hạn hán nghiêm trọng, khiến đất bị nén chặt, làm giảm khả năng hấp thụ nước mưa.

Một đợt hạn hán nghiêm trọng khác ở Nam Âu có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Gro Intelligence, nhà cung cấp dữ liệu nông nghiệp, cho biết: "Đất khô cằn và hạn hán dữ dội ở Tây Ban Nha đang ảnh hưởng đến nhiều loại cây trồng và đe dọa đẩy giá lương thực lên cao ở nhiều nước EU".

Theo báo cáo của tổ chức này, Tây Ban Nha là nước xuất khẩu cà chua lớn thứ ba thế giới. Đất nước này cũng sản xuất các nông san thiết yếu như lúa mì, lúa mạch, gạo và dầu ô liu.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ