Khát vọng bức tranh thảo dược dưới tán rừng

Nhàđầutư
Bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk cho biết, sẽ “truyền lửa” để tạo ra một thế hệ các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất thảo dược dưới tán rừng để thảo dược trở thành sản phẩm hữu cơ mũi nhọn, thậm chí tạo ra vùng lưu trữ bảo tồn và phát triển thảo dược của Việt Nam.
NGUYỄN TRANG
28, Tháng 12, 2017 | 16:17

Nhàđầutư
Bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk cho biết, sẽ “truyền lửa” để tạo ra một thế hệ các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất thảo dược dưới tán rừng để thảo dược trở thành sản phẩm hữu cơ mũi nhọn, thậm chí tạo ra vùng lưu trữ bảo tồn và phát triển thảo dược của Việt Nam.

vuon-gac-va-nha-may-che-bien-nuoc-uong-thao-duoc-th-true-herbal-1503308304316

 Vườn gấc và nhà máy chế biến các sản phẩm TH true Herbal

Từ lâu việc làm kinh tế dưới tán rừng được nhiều địa phương áp dụng và tạo được hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, mô hình trồng dược liệu của bà con vừa giúp nâng cao đời sống, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

So với thế giới, Việt Nam sở hữu nguồn dược liệu phong phú với nhiều cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao. Theo đánh giá của Cục Quản lý Y dược Cổ truyền (Bộ Y tế), bình quân mỗi ha trồng dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-10 lần trồng lúa.

Các loại cây dược liệu được trồng với diện tích lớn tại các tỉnh miền núi như Thảo quả, cây Sa nhân, Ba kích... Hầu hết những loại cây này giúp xóa đói, giảm nghèo, làm giàu đối với các xã vùng cao, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Các tỉnh, các huyện đã có chủ trương xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như quy hoạch vùng phát triển thảo quả, hỗ trợ nông dân về giống để mở rộng diện tích, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc...

Tuy nhiên, hiện các mô hình sản xuất thảo dược dưới tán rừng vẫn đang hoạt động manh mún, chưa có hợp tác xã liên kết.

Phát biểu tại Diễn đàn quốc tế “Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Hội nhập và phát triển” diễn ra tại Hà Nội vừa qua, bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk cho biết, bà muốn trở thành nhà tư vấn đầu tư, tài chính cho sản xuất hàng hóa hữu cơ trong lĩnh vực thảo dược.

Cụ thể, với vai trò là nhà tư vấn, bà Thái Hương muốn tạo ra một hệ sinh thái các doanh nghiệp hợp tác xã sản xuất dưới tán rừng về thảo dược, tạo thành vùng lưu giữ, bảo tồn và phát triển thảo dược Việt Nam.

Bà Thái Hương cho hay, mô hình trồng thảo dược hữu cơ được triển khai theo hai phương thức, khai thác trực tiếp từ tự nhiên theo hướng hữu cơ và trồng hữu cơ xung quanh rừng. Sản phẩm thô sẽ được Tập đoàn TH thu mua lại, chế biến ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

“Tôi định hướng cho người nông dân tập hợp thành nhóm sản xuất, thành hợp tác xã, tôi sẽ cung cấp giống cho họ. Người dân sẽ làm 2 việc: một là hái lượm thảo dược hữu cơ tư nhiên dưới tán rừng hoặc nhân giống, trồng dược liệu hữu cơ xung quanh bìa rừng… Doanh nghiệp chúng tôi sẽ liên kết thu mua sản phẩm cho bà con, thực hiện khâu sơ chế, chế biến và phân phối sản phẩm ra đến chuỗi cuối cùng”, bà Thái Hương nói.

Theo bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH, dược liệu, thảo dược tự nhiên còn có tác dụng phòng bệnh, nên doanh nghiệp đi theo hướng xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng sạch, sản xuất ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe.

"Trên thế giới và Việt Nam đang có xu hướng phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức đề kháng bằng thực phẩm chức năng, song phần lớn tổng hợp hóa học. Vì vậy, tôi chọn đi vào thị trường ngách, sản xuất thực phẩm, nước uống thảo dược hoàn toàn tự nhiên", bà Thái Hương chia sẻ.

Năm 2013, TH đã sản xuất và phân phối thành công 5 thức uống thảo dược thiên nhiên Total Happiness Natural đến thị trường Mỹ. Nguồn nguyên liệu được lấy từ những cánh đồng gấc, rau má, lạc tiên… tại Nghệ An.

Các sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận, Tạp chí Beverage Industry bình chọn là sản phẩm tốt nhất trong tháng 2/2015. Ngoài ra, còn nhận 3 giải bạc triển lãm thực phẩm quốc tế tại Moscow (Nga) tháng 9/2015.

Hiện, công ty đã phát triển vùng dược liệu tại Nghệ An, dành 250 ha trồng gấc, lạc tiên, rau má, sâm bạch quả, đương quy, lan gấm, lan thạch hộc, hà thủ ô đỏ, tam thất, hoàng linh chi..., với tổng giá trị đầu tư 2.743 tỷ đồng.

3 nhà máy sơ chế diện tích 45ha, một nhà máy chế biến 55ha, một khu phụ trợ 20ha cũng được đưa vào vận hành. Công suất ước đạt 8.400 tấn dược liệu tinh mỗi năm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ