Giáo sư kinh tế Mỹ: 'Nên học cách chống dịch của châu Á và Việt Nam'

Giáo sư kinh tế nổi tiếng Jeffrey D. Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững của Đại học Columbia (Mỹ), trong một bài báo xuất bản ngày 3/5 trên CNN kêu gọi chính quyền của ông Donald Trump nên học tập 'thành quả' của các nước châu Á để có thể chống dịch hiệu quả.
JEFFREY D. SACHS
05, Tháng 05, 2020 | 11:27

Giáo sư kinh tế nổi tiếng Jeffrey D. Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững của Đại học Columbia (Mỹ), trong một bài báo xuất bản ngày 3/5 trên CNN kêu gọi chính quyền của ông Donald Trump nên học tập 'thành quả' của các nước châu Á để có thể chống dịch hiệu quả.

Trong bài viết nêu quan điểm của mình trên CNN có tựa đề "What Asian nations know about squashing Covid-19" (tạm dịch "Các nước châu Á biết gì về cách dập dịch Covid") , giáo sư Jeffrey D. Sachs mở đầu bằng một hình ảnh so sánh khá ấn tượng: "Số người chết vì Covid-19 đến giờ đã vượt xa số lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh tại Việt Nam".

_0 1 a a Jeffrey Sachs-Reuters

Giáo sư kinh tế nổi tiếng Jeffrey D. Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững của Đại học Columbia (Mỹ). Ảnh Reuters

Giáo sư người Mỹ cho rằng trong khi dịch bệnh Covid-10 tiếp tục tàn phá đất nước, với số ca lây nhiễm bệnh vượt qua 1 triệu người tại Mỹ và số người chết vì dịch bệnh ngày một tăng cao, một số tiểu bang ở Mỹ đang dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhằm cứu vãn nền kinh tế. 

Tuy nhiên, giáo sư Jeffrey D. Sachs nói trong khi nhiều tính mạng con người đang bị đe dọa, 'đã đến lúc Hoa Kỳ nên nhìn vào những thành công của các nước châu Á trong việc kiểm soát đại dịch' để tìm cách 'tự cứu mình cũng như cứu nền kinh tế Mỹ'.

"Tại một số nơi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Úc, Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam, chính quyền đã thông báo tỷ lệ các ca nhiễm bệnh giảm số lượng bình quân người bị lây nhiễm giảm xuống dưới 1, do đó các biện pháp phong tỏa không còn cần thiết nữa.

Chính quyền những nơi này cũng nói họ nhanh chóng kiểm soát được tình hình đại dịch bằng cách cách ly những người bị nhiễm bệnh cùng những người đã có tiếp xúc với họ, có khả năng nhiễm bệnh.

Nhưng hiện tại như kiểu có 'hai thế giới', giáo sư Jeffrey D. Sachs viết.

Hoa Kỳ cho đến nay đã có hơn 66.000 ca tử vong vì Covid-19, tức là tương đương mức 20 ca tử vong trên 100.000 người. Tỉ lệ ca tử vong trên 100.000 người cũng rất cao ở nhiều nước phương Tây khác như 67 ở Bỉ, 37 ở Pháp, 47 ở Ý, 53 ở Tây Ban Nha, 26 ở Thụy Điển...

_0 1 a a DonaldTrum va cong su

Giáo sư Jeffrey D. Sachs cho rằng Tổng thống Mỹ và các cộng sự đã thất bại trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh Reuters

Trong khi đó, tỉ lệ này lại khá thấp ở khu vực châu Á và châu Đại Dương, như chỉ 0,4 ở Úc và New Zealand; 0,3 ở Trung Quốc; 0,5 ở Hàn Quốc và 0,03 ở Đài Loan.

Giáo sư Jeffrey D. Sachs viết tiếp: "Bất chấp sự khác biệt rõ rệt này, nước Mỹ dường như đang 'quáng gà' trước các chiến lược mà những nước khác đang sử dụng để kiềm chế sự bùng phát của virus". Rồi ông đặt câu hỏi: "Làm thế nào khi một nửa thế giới đang thành công [trong việc dập dịch], nửa còn lại lại từ chối học theo các bài học thành công này?".

Hôm thứ Ba tuần rồi, tờ tạp chí phố Wall đã có bài viết ca ngợi những nỗ lực của nước Đức so với Hoa Kỳ, Pháp, Ý và Tây Ban Nha, nhưng lại không đề cập đến việc tỉ lệ tử vong vì bệnh dịch trên 1 triệu người ở Đức cao hơn ở Hong Kong và Đài Loan tới 100 lần, và cao hơn 10 lần so với Úc, Nhật, New Zealand và Hàn Quốc.

Giáo sư lại tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao những nước này lại thành công được đến vậy?

Nhiều nước đã áp dụng các tiêu chuẩn y tế cộng đồng, sử dụng các công nghệ di động, có các chính phủ hành động chuyên nghiệp, áp dụng bắt buộc việc đeo khẩu trang, chất khử trùng tay và các dịch vụ y tế chuyên sâu để cách ly những người nhiễm bệnh và có khả năng nhiễm bệnh.

Xét nghiệm là một việc đóng vai trò quan trọng, nhưng không phải là áp dụng cho toàn bộ và được quá tin dùng như ở Hoa Kỳ. 

_0 1 a a corona test Shutterstock

Xét nghiệm virus corona chỉ áp dụng ở các trường hợp nghi nhiễm bệnh và những người liên quan. Ảnh minh họa Shuterstock

Việt Nam đã thành công trong việc truy vết các trường hợp nhiễm bệnh và áp dụng cách ly bắt buộc. Khi một người được phát hiện là dương tính với virus, những người tiếp xúc người đó, kể cả không có dấu hiệu triệu chứng bệnh vẫn bị đưa đi cách ly. Do vậy, Việt Nam chỉ cần thực hiện xét nghiệm trên một số lượng người dân vừa phải nhưng lại ngăn chặn cực kỳ hiệu quả việc bùng phát của bệnh dịch. Việt Nam có dân số 95 triệu người nhưng đến nay báo cáo chưa có bất cứ ca tử vong nào vì Covid-19.

Tại New Zealand, chính phủ nước này bắt đầu nới lỏng các qui định về hạn chế phong tỏa, bởi các quan chức nước này cho rằng họ giờ có thể chủ động xét nghiệm và truy vết bất cứ ổ dịch mới phát sinh nào.

Dưới đây là phát ngôn thận trọng và chính xác của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern: "Không có sự truyền nhiễm trong cộng đồng nào không bị phát hiện ở New Zealand. Chúng tôi đã chiến thắng trong trận chiến [với dịch bệnh]. Nhưng chúng tôi vẫn rất cảnh giác để duy trì được tình trạng này".

Những câu chuyện thành công như vậy có thể tìm thấy ở những nơi khác trong khu vực.

Hàn Quốc, theo một báo cáo mới đây đã kiềm chế thành công được dịch bệnh nhờ phương pháp chủ động xét nghiệm, truy tìm các trường hợp nhiễm bệnh và những người liên quan, áp dụng các biện pháp y tế cộng đồng hữu hiệu như kiểm soát thân nhiệt, sử dụng công nghệ số để chống dịch.

Hàn Quốc sử dụng hệ thống cảnh báo bằng văn bản để thông tin về dịch bệnh tới người dân, giới thiệu các ứng dụng internet để người dân có thể phát hiện và theo dõi các trường hợp mắc bệnh mới, cho phép người dân đặt lịch khám với bác sĩ và theo dõi các điểm nóng của dịch bệnh để phòng tránh.

Chính phủ cũng đã sử dụng các ứng dụng để theo dõi những người bị cách ly, thông qua việc người dân tự báo cáo các triệu chứng bệnh và theo dõi vị trí. Mặc dù các ứng dụng này trên thực tế có thể gây ra những vấn đề liên quan tới quyền riêng tư của con người, nhưng kết quả cuối cùng đối với một nền kinh tế, điều này lại một thứ minh bạch, mở và nếu áp dụng một cách thận trọng thì chúng sẽ giúp hạn chế phát sinh các trường hợp mắc bệnh mới.

Rồi giáo sư Jeffrey D. Sachs kết luận: "Chính quyền Mỹ dường như đã hoàn toàn không có khả năng học hỏi được gì từ những bài học thành công này.

Tổng thống Donald Trump chưa đủ năng lực và những người được ông bổ nhiệm ở Bộ Y tế và dịch vụ phục vụ con người, ở các trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, ở cơ quan an toàn giao thông đã không chứng tỏ được khả năng lãnh đạo của mình.

'Nước Mỹ là trên hết' (câu châm ngôn hành động của ông Trump khi tranh cử) lại khiến chúng ta mất mát nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, với kết cục là sự ra đi của hàng chục ngàn sinh mệnh.

Chúng ta có thể tự cứu mình và cứu nền kinh tế khi chúng ta thừa nhận và học hỏi thành tựu của các nước khác. Và nếu như chính phủ liên bang thất bại, thì khả năng các thống đốc, thị trưởng của các bang trên nước Mỹ là những người phải tiếp bước để thực hiện thành công con đường đang dang dở này". 

(Theo CNN)

CHÍ THÀNH chuyển ngữ

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ