Giảm tiêu thụ năng lượng 5-7% vào năm 2025

Nhàđầutư
Tiết kiệm là giải pháp đang được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chính phủ đã đặt mục tiêu giảm thiêu thụ năng lượng từ 5-7% so với tổng tiêu thụ toàn quốc cho giai đoạn 2019-2025.
ĐÌNH VŨ
17, Tháng 09, 2022 | 07:19

Nhàđầutư
Tiết kiệm là giải pháp đang được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chính phủ đã đặt mục tiêu giảm thiêu thụ năng lượng từ 5-7% so với tổng tiêu thụ toàn quốc cho giai đoạn 2019-2025.

20220916_141319

Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam năm 2022. Ảnh: NT

Ngày 16/9, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2022 với chủ đề "Giải pháp tiết kiệm năng lượng bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng trong bối cảnh mới" nhằm thảo luận về các chính sách, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phục vụ chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh và bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng.

Theo Bộ KH&CN, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn.

Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2021 cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết tại COP26. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.

Theo đại diện Bộ KH&CN, trong bối cảnh trong nước và thế giới nhiều biến động như hiện nay, giải pháp thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả về năng lượng có thể coi là giải pháp được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và góp phần thực hiện tốt các cam kết của Thủ tướng tại COP 26.

Báo cáo về chính sách và triển khai chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2019-2030, ông Trịnh Quốc Vũ, Phó vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001-2010; khoảng 7% trong giai đoạn 2011-2019. Trong đó nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 9,5% trong giai đoạn 2011-2019.

Ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam năm 2010 và sẽ chiếm khoảng 73% và 80% vào năm 2030 và 2045.

Trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế. Việt Nam đã nhập khẩu than cho phát điện và sẽ nhập khẩu LPG từ năm 2023.

Để đảm bảo an ninh năng lượng, theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đặt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng 5-7% so với tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc giai đoạn 2019-2025 và giảm 8-10% giai đoạn 2019-2030.

Theo Báo cáo đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), Việt Nam đã cam kết cắt giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021 – 2030 so với kịch bản thông thường bằng nguồn lực trong nước và có thể tăng lên đến 27% khi nhận được sự hỗ trợ của quốc tế. 

Ông Vũ cho biết, mục tiêu tổng quát trong chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu KHCN và phát triển sản phẩm, chuyển đổi thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Cùng với đó, cần hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động xã hội; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Ông Vũ cũng nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu về tiết kiệm năng lượng mà Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đề ra cần sự nỗ lực rất lớn từ cả xã hội. Ví như, muốn tiết kiệm năng lượng cần thay thế các thiết bị cũ bằng thiết bị mới hiện đại và tiết kiệm năng lượng hơn cần sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và người dân, đồng thời là các hỗ trợ từ Chính phủ.

Theo đó, 3 yếu tố quan trọng để có thể thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng gồm: Một là cơ cấu nguồn sử dụng năng lượng. Nếu nền kinh tế sử dụng các ngành thâm dụng năng lượng thì sẽ khó để tiết kiệm năng lượng và ngược lại; thứ 2 là mức độ công nghệ tiên tiến được áp dụng; thứ 3 là hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ