Fed có thể giảm bớt kích thích kinh tế từ giữa tháng 11

Nhàđầutư
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể bắt đầu giảm sự trợ giúp “bất thường” đối với nền kinh tế từ giữa tháng 11, theo biên bản từ cuộc họp tháng 9 của ngân hàng trung ương được công bố hôm thứ Tư.
KIM NGÂN
14, Tháng 10, 2021 | 09:19

Nhàđầutư
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể bắt đầu giảm sự trợ giúp “bất thường” đối với nền kinh tế từ giữa tháng 11, theo biên bản từ cuộc họp tháng 9 của ngân hàng trung ương được công bố hôm thứ Tư.

Bản tóm tắt nội dung cuộc họp cho biết các quan chức Fed thấy cơ quan này đã gần đạt được các mục tiêu kinh tế và có thể sớm bắt đầu bình thường hóa chính sách bằng cách giảm tốc độ mua tài sản hàng tháng.

Trong quá trình gọi là “tapering” - giảm bớt nới lỏng định lượng kích thích kinh tế - Fed sẽ thu hẹp chương trình mua trái phiếu trị giá 120 tỷ USD/tháng một cách từ từ.

Ngân hàng trung ương có thể bắt đầu bằng cách cắt giảm 10 tỷ USD/tháng tiền mua trái phiếu Kho bạc và 5 tỷ USD/tháng tiền mua chứng khoán có thế chấp. Fed hiện đang mua ít nhất 80 tỷ USD trái phiếu Kho bạc một tháng và 40 tỷ USD chứng khoán có thế chấp. Mục tiêu là việc mua tài sản, nếu không có gì bất thường xảy ra, sẽ kết thúc vào giữa năm 2022.

US

Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm lát đường Calder Brothers ở Taylors, Nam Carolina, Mỹ, 19/7/2021.

Biên bản viết: “Nhìn chung, cuộc họp cho rằng nếu phục hồi kinh tế cơ bản đi đúng hướng, quá trình cắt giảm dần sẽ kết thúc vào khoảng giữa năm tới có lẽ là phù hợp”.

“Cuộc họp lưu ý rằng nếu quyết định được chốt trong cuộc họp tiếp theo, quá trình cắt giảm có thể bắt đầu vào giữa tháng 11 hoặc giữa tháng 12.” Phiên họp tiếp theo của Fed dự kiến diễn ra ngày 2-3 tháng 11.

Biên bản nói ước tính “việc giảm dần lượng mua ròng sẽ được hoàn thành vào tháng 7 năm sau”.

Kathy Jones, chiến lược gia trưởng về trái phiếu của công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia Charles Schwab, nói với CNBC bà hơi ngạc nhiên trước thông tin trong biên bản: “Một số” quan chức Fed “muốn tiến hành quá trình giảm mua tài sản với tốc độ nhanh hơn”.

“Như thế thật quyết liệt. Chắc hẳn một số người lo ngại rằng cần phải thực hiện nhanh hơn nữa”.

James Bullard, Chủ tịch St. Louis Fed, là một trong những quan chức như vậy. Ông nói với CNBC hôm thứ Ba rằng việc cắt giảm mua tài sản nên quyết liệt hơn trong trường hợp Fed cần tăng lãi suất vào năm tới để chống lạm phát dai dẳng.

Tại phiên họp hoạch định chính sách tháng 9, ủy ban lãnh đạo của Fed đã bỏ phiếu nhất trí giữ lãi suất vay ngắn hạn tiêu chuẩn của ngân hàng trung ương ở mức 0 đến 0,25%. Ủy ban cũng công bố bản tóm tắt các kỳ vọng kinh tế của mình, bao gồm các dự báo về tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp.

Các thành viên đã điều chỉnh dự báo GDP cho năm nay nhưng dự báo triển vọng lạm phát cao hơn và cho biết tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn so với ước tính trước đó.

Lo ngại về lạm phát

Ủy ban của Fed cho biết họ có thể bắt đầu tăng lãi suất vào năm tới. Các thị trường hiện đã tính đến khả năng đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, theo công cụ FedWatch của CME Group. Sau khi biên bản được đưa ra, các nhà giao dịch đã nâng khả năng lãi suất tăng vào tháng 9 năm tới từ 62% lên 65%.

Tuy nhiên, Fed nhấn mạnh quyết định giảm bớt mua tài sản không nên xem là ngụ ý về việc tăng lãi suất - một vấn đề còn đang được xem xét.

Một số người tham dự cuộc họp lo ngại rằng áp lực lạm phát hiện nay có thể kéo dài hơn họ dự báo. Các nhà giao dịch đang tính đến 46% khả năng sẽ có hai đợt tăng lãi suất năm 2022.

“Hầu hết những người tham dự cuộc họp thấy rủi ro lạm phát tăng lên do lo ngại nguồn cung đứt gãy và tình trạng thiếu lao động có thể kéo dài hơn và có những tác động lớn hơn hoặc dai dẳng hơn đối với giá cả và tiền lương so với những gì họ giả định hiện nay”, biên bản cho biết.

Tài liệu lưu ý rằng “một số người trong cuộc họp” nói lạm phát có thể giảm khi các yếu tố lâu dài đã giữ giá trong tầm kiểm soát quay trở lại. Phần lớn các quan chức Fed giữ quan điểm giá cả tăng hiện tại chỉ là tạm thời và do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, các yếu tố khác có thể sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, áp lực lạm phát vẫn tiếp tục. Số liệu ra ngày thứ Tư cho thấy giá tiêu dùng đã tăng 5,4% trong năm qua, tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ