Doanh nghiệp ứng phó với dịch COVID-19

Nhàđầutư
Trước khó khăn chung của đất nước đã xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu, ổn định việc làm và đời sống người lao động, chuẩn bị kế hoạch khôi phục và phát triển kinh doanh sau khi dịch COVID-19 được loại trừ.
ĐỨC QUANG
17, Tháng 03, 2020 | 10:26

Nhàđầutư
Trước khó khăn chung của đất nước đã xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu, ổn định việc làm và đời sống người lao động, chuẩn bị kế hoạch khôi phục và phát triển kinh doanh sau khi dịch COVID-19 được loại trừ.

xuat-khau-thuy-san

 

Dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội nước ta nhất là hàng không, du lịch, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; trường học kéo dài thời gian nghỉ từ tết nguyên đán, các trận đấu bóng đá không có khán giả; cuộc sống thường nhật bị đảo lộn, nhiều người bị cách ly, đội ngũ cán bộ y tế làm việc ngày đêm bất kể ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng để phát hiện, cách ly, chữa trị người nhiễm bệnh.

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, một số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, thêm hàng chục nghìn người lao động phải giảm tiền lương, không có việc làm.

Trước khó khăn chung của đất nước đã xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp làm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu, ổn định việc làm và đời sống người lao động, chuẩn bị kế hoạch khôi phục và phát triển kinh doanh sau khi dịch COVID-19 được loại trừ.

Những con số biết nói

Dịch COVID-19 gây thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội cho Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này đạt 591,99 tỷ USD, giảm 11%, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 292,45 tỷ USD, giảm 17,2%; kim ngạch nhập khẩu đạt 299,54 tỷ USD, giảm 4%. Thâm hụt thương mại khoảng 7,09 tỷ USD.

Mặc dù chịu tác động tiêu cực do nhiều loại thiết bị, linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng theo số liệu Tổng cục Hải quan công bố ngày 12/3: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tháng 2/2020 đạt 39,43 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng 1/2020 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 20,85 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 18,58 tỷ USD; xuất siêu 2,28 tỷ USD.

Lũy kế hai tháng đầu 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 26,1 tỷ USD, tăng 5%; kim ngạch nhập khẩu đạt 37,2 tỷ USD, tăng 2,9%, trong đó kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 21,88 tỷ USD, tăng 2,9% so với 2 tháng 2019. Xuất siêu 1,8 tỷ USD.

Trong 2 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 14,8 tỷ USD, tăng 1%; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 5,5 tỷ USD, tăng 16,1%, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 9,3 tỷ USD, giảm 6,2%; nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc là 3,8 tỷ USD, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Những con số đã cho thấy: (1) Mặc dù tháng 1 nghỉ tết 9 ngày, tháng 2 chỉ có 20 ngày làm việc, lại gặp dịch bệnh nhưng xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng; (2) tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước cao hơn doanh nghiệp FDI và (3) xuất siêu khá lớn, (4) Quan hệ thương mại Việt - Trung chuyển dịch theo hướng tích cực, có lợi cho nước ta.

“Cái khó ló cái khôn”

Các doanh nghiệp đồng hành cùng cả nước phòng chống dịch bệnh COVID-19, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, người lao động, đồng thời triển khai tìm kiếm đối tác mới, từng bước đa dạng hóa thị trường, giảm dần phụ thuộc thị trường Trung Quốc; tận dụng tối đa điều kiện thuận lợi để vượt qua khó khăn, thay thế linh kiện, nguyên phụ liệu của Trung Quốc bằng sản phẩm trong nước và từ các quốc gia khác, tạm thời chấp nhận chi phí đầu vào cao hơn để ổn định sản xuất và kinh doanh.

Năm 2019 ngành dệt may và da giày, túi xách có kim ngạch xuất khẩu 61 tỷ USD; năm 2020 dự kiến xuất khẩu khoảng 65 - 65,5 tỷ USD.

Công ty Hóa Dệt Hà Tây có tỷ lệ nội địa hóa cao (đế giày 100% nguyên liệu trong nước, vật tư mũ 100% trong nước, các chi tiết trang trí cũng 100% trong nước), thế nhưng, một số vải đặc chủng (như vải dệt kẻ, vải in hoa...) nhập khẩu. Công ty còn đủ nguyên phụ liệu sản xuất đến giữa tháng 3, nhưng do chủ động làm việc với đối tác nên trở lại nhập từ Trung Quốc vào cuối tháng 2. Công ty đã có một số đơn hàng mới trong đó có đối tác Hàn Quốc, sử dụng 100% nguyên liệu trong nước. Do đó, khó khăn sẽ được giảm nhẹ.

Cùng chung cảnh với Hóa Dệt Hà Tây, Công ty Eurolink chuyên cung cấp các mặt hàng may mặc và đồ da cao cấp như cặp da nam, ví nam đa dụng; dây lưng cao cấp; túi xách nữ, bóp tay nữ cao cấp đã chuyển hướng nhập vật tư, nguyên phụ liệu từ thị trường như Ấn Độ, châu Âu để đảm bảo nguồn cung, duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Ông Nguyễn Trung Thái, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần may Xuất khẩu Việt Thái nhận định: Lợi thế của chúng ta năm nay là vừa ký kết FTA với châu Âu, mở ra cho chúng ta xuất khẩu may mặc rất là lớn. Công ty chúng tôi nắm rõ tinh thần như vậy nên là từ tổng giám đốc đến các phòng ban triển khai đồng loạt tập trung vào sản xuất, làm sao để đưa năng suất, chất lượng lên cao để kịp tiến độ cho khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp  FDI đã chủ động xây dựng kế hoạch, có phương án cụ thể ứng phó với khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, có công ty chuyển sản xuất từ Trung Quốc hay nước khác sang Việt Nam.

Tập đoàn Samsung đã chuyển nhà máy sản xuất smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận hưởng giá nhân công của nước ta chỉ bằng 1/3 của Trung Quốc, có tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp khá cao; ngày 7 tháng 3 đã đình chỉ hoạt động nhà máy ở thành phố Kumi, nơi chỉ cách tâm dịch COVID-19 Daegu 1 tiếng lái xe, khi phát hiện một công nhân dương tính với COVID-19; sẽ chuyển dây chuyền sản xuất một số điện thoại thông minh cao cấp từ Hàn Quốc sang Việt Nam để tránh trường hợp xấu nhất.

Theo Reutes, trong 10 năm qua, Samsung đã chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất smartphone sang Việt Nam; các nhà máy Samsung tại Việt Nam sản xuất trên 50% số điện thoại của cả tập đoàn và ít gặp gián đoạn.

Tập đoàn Yura có 3 DN ở Việt Nam và 10 DN tại Trung Quốc, sản phẩm của tập đoàn được cung cấp độc quyền cho nhiều hãng ô tô lớn như Kia, Huyndai. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp của Trung Quốc phải ngừng sản xuất, do đó Công ty TNHH Yura Việt Nam trong KCN Phú Thái đang phải tăng ca hết công suất để có đủ sản phẩm cung cấp cho đối tác. Trước Tết, các dây chuyền sản xuất của công ty chỉ hoạt động khoảng 60% công suất nên công nhân làm trong giờ hành chính, nhưng từ sau Tết đến nay, máy móc phải hoạt động hết công suất, công nhân làm tăng ca hết thời gian theo quy định.

Công ty TNHH Tongwei Hải Dương (100% vốn của Singapore) chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trong KCN Lai Cách, nhập khoảng 20% nguyên liệu sản xuất là các chất phụ gia từ Trung Quốc. Trước khi có dịch bệnh COVID-19, công ty chỉ cần đặt trước 1-2 ngày là có nguyên liệu. Nhưng từ khi có dịch bệnh, việc kiểm soát hàng hóa từ Trung Quốc trước khi về Việt Nam mất nhiều thời gian hơn nên đã chủ động đặt hàng sớm hơn trước từ 20-30  ngày. 

Những điển hình trên đây minh chứng tính sáng tạo, linh hoạt của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để vượt qua thách thức, đồng thời tranh thủ cơ hội mới để gia tăng sản xuất và kinh doanh.

Cần sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ, chính quyền địa phương  

Mặc dù vậy, Tổng cục Thống kê cho biết, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực sản xuất công nghiệp, 2 tháng đầu năm 2020,chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2%, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019; một số ngành giảm so với cùng kỳ năm trước là khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,8%; sản xuất đồ uống giảm3,1%.

Chính phủ và chính quyền địa phương đang đồng hành với doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trước mắt, hướng tới những mục tiêu của năm 2020 và các năm tiếp theo.

UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh thực hiện phòng chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời, chủ động, tích cực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, từ ngày 5/2/2020 tỉnh đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng thiết lập một khu vực cách ly riêng để làm điểm giao, nhận hàng hoá. Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn trao đổi thông tin thường xuyên với phía Trung Quốc để đẩy mạnh lưu thông hàng hóa thuận lợi.

Tỉnh có 6 cửa khẩu gồm Hữu Nghị, ga đường sắt Quốc tế Đồng Đăng, Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam và Bình Nghi đã thông quan được 14.328 xe (xuất khẩu 6.360 xe, nhập khẩu 7.554 xe) tương đương 386,8 nghìn tấn hàng hóa. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 2 tháng đầu năm 2020 đạt trên 360 triệu USD, giảm 47,8% so với cùng kỳ 2019.

Tỉnh đã có sáng kiến cho các chủ hàng, lái xe mặc quần áo bảo hộ y tế khi sang Trung Quốc giao dịch và cởi bỏ, tiêu hủy theo quy định. Khi trở lại Việt Nam, các đối tượng này không cần phải cách ly. Sáng kiến này đã được Bộ Y tế chấp thuận, đồng thời nhân rộng áp dụng trong thực hiện xuất nhập cảnh qua biên giới, nhờ đó góp phần cải thiện rõ rệt kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo phòng chống dịch có hiệu quả.

Chính phủ đề ra các giải pháp khá toàn diện và kịp thời để hổ trợ doanh nghiệp như hoàn thiện thể chế, giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm hoãn thuế, tài trợ và tín dụng ưu đãi… đồng thời giải quyết nhanh các kiến nghị của doanh nghiệp để tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh như cho phép doanh nghiệp có đủ điều kiện tự cách ly tại chổ để điều hành thông qua online. Vừa qua, Chính phủ đồng ý không cách ly tập trung bắt buộc với kỹ sư Samsung từ Hàn Quốc sang Việt Nam, nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện giám sát y tế trong 14 ngày; vừa tạo điều kiện cho Samsung không bị gián đoạn sản xuất, đồng thời tránh lây nhiễm ra cộng đồng và công nhân của Samsung.

Các doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác, phân công, tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm, tự làm mới mình bằng việc tái cơ cấu bộ máy, đổi mới công nghệ, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao, tích cực tìm kiếm thị trường, nguồn cung ứng nguyên nguyên vật liệu mới, hạn chế thấp nhất việc lệ thuộc vào một thị trường dẫn đến bị động khi xảy ra tình huống bất khả kháng.

Cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và chính quyền địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các giải pháp đã ban hành, tận dụng thời cơ để cải cách toàn diện và đồng bộ thế chế chính trị, thể chế kinh tế và việc thực thi thể chế, luật pháp để chuẩn bị mọi điều kiện khi dịch đã được dập tắt về cơ bản, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta theo những mục tiêu đã đề ra cho năm 2020 và giai đoạn 2021- 2030.

TỪ KHÓA:
Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ