Cơ hội cho cát nhân tạo của Công ty Thiên Nam

Nhàđầutư
Trong điều kiện tài nguyên cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt thì việc tìm ra nguồn cung cấp cát tại chỗ đáp ứng nhu cầu xây dựng đang gia tăng có ý nghĩa quan trọng, trong đó sản xuất cát nhân tạo từ tận dụng đất đá thải mỏ là xu thế phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay.
Đặng Nhung
24, Tháng 06, 2023 | 06:45

Nhàđầutư
Trong điều kiện tài nguyên cát tự nhiên ngày càng cạn kiệt thì việc tìm ra nguồn cung cấp cát tại chỗ đáp ứng nhu cầu xây dựng đang gia tăng có ý nghĩa quan trọng, trong đó sản xuất cát nhân tạo từ tận dụng đất đá thải mỏ là xu thế phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay.

Theo tính toán hằng năm, Quảng Ninh có trên 200 triệu m3 đất đá thải từ  hoạt động khai thác khoáng sản là gánh nặng đối với ngưỡng chịu tải của môi trường, làm gia tăng nguy cơ trôi lấp bồi lắng sông suối, sạt lở bãi thải, ô nhiễm nguồn nước mặt. 

Biến phế thải thành vật liệu xây dựng

Là người có nhiều năm gắn bó với ngành than, sống trên đất than, ông Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty CP Thiên Nam, Cẩm Phả nhận ra trên những bãi thải đất đá các mỏ than thường có đến 42% tỷ lệ đá cát kết có thể thu hồi để tái chế thành vật liệu xây dựng, vật liệu san nền. Đây không chỉ là việc tận dụng đất đá thải mà còn là phương cách giải quyết vấn đề tìm nguồn nguyên liệu thay thế dần cát tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế nguy cơ sạt lở bãi thải. Chính vì thế ông Kiên ấp ủ dự định làm cát nghiền nhân tạo.

Qua việc nghiên cứu mô hình chế tạo cát nhân tạo tại nhiều nước trên thế giới và được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2016, Công ty CP Thiên Nam triển khai dự án thu hồi, chế biến đá cát kết tại các vị trí đầu tầng thải mỏ than khu vực bãi thải Đông Cao Sơn, cùng với đó là thu xếp mọi cách để có vốn đầu tư dây chuyền nghiền sàng, phân loại sản phẩm với tổng mức đầu tư hơn 280 tỷ đồng, công  suất  550 tấn/giờ/dây chuyền để bắt tay vào công cuộc "biến phế thải thành vật liệu xây dựng". 

Nhớ lại giai đoạn khởi đầu, ông Vũ Đình Kiên cho biết sản phẩm cát nghiền nhân tạo của Công ty CP Thiên Nam chưa đảm bảo được tiêu chuẩn theo quy định, bởi dây chuyền nhập từ nước ngoài chỉ có thể xử lý đá cát kết, còn đất đá thải đầu vào tại bãi thải Đông Cao Sơn lại lẫn một lượng sét kết lớn.

Trăn trở về sản phẩm của mình, ông Kiên đã dành nhiều công sức, tâm huyết  tìm tòi cải tiến trong quy trình sản xuất. Sau những nỗ lực của ông Kiên, sản phẩm cát nghiền cho bê tông và vữa của Thiên Nam đã được Viện Vật liệu (Bộ Xây dựng) giám định chất lượng đạt TCVN 9025-2012, được Tổ chức chứng nhận Vinacontrol cấp Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm QRCM0546 ngày 4/7/2017 và Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 QSV0722 ngày 4/7/2017, là chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7570:2006.

catk

Sản phẩm cát nhân tạo của Thiên Nam đã được  sử dụng trong dự án Cao tốc Vân Đồn –Móng Cái. Ảnh: ĐN

Trong giai đoạn 2016-2020, Công ty CP Thiên Nam đã đầu tư 9 dây chuyền sản xuất cát nghiền nhân tạo, công suất 550 tấn/giờ/dây chuyền. Từ những dây chuyền này, Công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng mới: Cát nghiền nhân tạo bê tông, cấp phối đá dăm loại II phục vụ các công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng giao thông. Sản phẩm cát nhân tạo của Thiên Nam đã được BOT Biên Cương sử dụng trong dự án Cao tốc Vân Đồn –Móng Cái và Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn…

Xu thế của tương lai

Việc nghiên cứu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu tại chỗ, nhất là từ bãi thải mỏ của ngành Than, tro xỉ thải nhiệt điện làm vật liệu xây dựng là hết sức cần thiết, góp phần tiết kiệm tài nguyên, đất đai, bảo vệ môi trường, đây chính là hướng đi của tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.

Theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng 2030, nhu cầu sử dụng cát xây dựng, cát san lấp mặt bằng các công trình rất lớn (giai đoạn 2018 - 2020 cần khoảng 8 triệu m3 cát xây dựng, 40 triệu m3 san lấp; giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 31 triệu m3 cát xây dựng, 160 triệu m3 cát san lấp). Trong khi đó, nguồn cung cấp cát xây dựng, cát san lấp trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, còn chủ yếu nhập về từ các tỉnh vùng núi phía bắc và đồng bằng sông Hồng. Do đó, cần thiết có các giải pháp chủ động, thiết thực nhằm thay thế nguồn cung cát xây dựng tự nhiên bằng cát nhân tạo, góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.

Không chỉ vậy, việc tận dụng nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu vật liệu trên địa bàn tỉnh phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 14/3/2014 của HĐND tỉnh Quảng Ninh và Quy hoạch thăm dò, khai thác khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 06/6/2014.

cat

Dây chuyền sản xuất cát nhân tạo của Công ty CP Thiên Nam. Ảnh: ĐN

Để tạo điều kiện cho các loại vật liệu xây dựng nhân tạo góp phần hạ giá thành công trình, bảo đảm môi trường, ngày 18/8/2020, Chính phủ ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg  phê duyệt phát triển chiến lược vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, phát huy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu

Ngày 23/12/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2171/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình phát triển vật liệu không nung tại Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, tận dụng tối đa các nguồn phế thải có thể tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất các loại vật liệu xây dựng.

Theo ông Vũ Đình Kiên, các chủ trương, chính sách của Chính phủ và Quảng Ninh mang tính bền vững, phù hợp với xu hướng phát triển, đồng thời cũng là cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty CP Thiên Nam hoạch định đường lối sản xuất, kinh doanh lâu dài và phát triển.  Dù còn nhiều khó khăn nhưng Công ty đang tập trung đầu tư dây chuyền mới theo công nghệ Nhật Bản với tổng vốn đầu tư trên 60 tỷ đồng để tiếp tục mở rộng sản xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25155.00 25161.00 25461.00
EUR 26745.00 26852.00 28057.00
GBP 31052.00 31239.00 32222.00
HKD 3181.00 3194.00 3300.00
CHF 27405.00 27515.00 28381.00
JPY 159.98 160.62 168.02
AUD 16385.00 16451.00 16959.00
SGD 18381.00 18455.00 19010.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18134.00 18207.00 18750.00
NZD   14961.00 15469.00
KRW   17.80 19.47
DKK   3592.00 3726.00
SEK   2290.00 2379.00
NOK   2277.00 2368.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ