CDC Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến có 'nguy cơ COVID-19 thấp'

Nhàđầutư
Việt Nam nằm trong nhóm “nguy cơ thấp” về COVID-19, được khuyến nghị là điểm đến nếu các cá nhân đã được tiêm phòng đầy đủ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.
KIM NGÂN
09, Tháng 06, 2021 | 15:21

Nhàđầutư
Việt Nam nằm trong nhóm “nguy cơ thấp” về COVID-19, được khuyến nghị là điểm đến nếu các cá nhân đã được tiêm phòng đầy đủ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.

Reuters

Khách lấy đồ gửi lại sân bay Denver, Mỹ, 23/11/2020. Ảnh: Reuters

Ngoài Việt Nam, nhóm này (nhóm an toàn nhất theo xếp hạng) có ba nước ASEAN khác là Singapore, Brunei và Lào, theo số liệu mới cập nhật của CDC.

Nhóm “nguy cơ thấp”, tức “Cấp độ 1”, gồm 56 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Úc, Israel, New Zealand và Hàn Quốc.

Campuchia nằm ở “Cấp độ 2.” Các nước ASEAN khác như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan thuộc “Cấp độ 3”, tức nhóm nguy cơ cao.

CDC khuyến nghị các cá nhân chưa tiêm phòng nên tránh đến các nước thuộc “Cấp độ 3” nếu việc đi lại không thiết yếu.

Myanmar là nước duy nhất trong 10 thành viên ASEAN nằm ở “Cấp độ 4”, nhóm nguy cơ rất cao.

Trong cập nhật lần này, CDC nới lỏng khuyến nghị đi lại cho hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Nhật Bản, nước chủ nhà Thế vận hội quốc tế, dự kiến diễn ra ngày 23 tháng 7.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không phải tất cả các xếp hạng đều được điều chỉnh vì nhiều yếu tố như "tính khả dụng của chuyến bay thương mại, hạn chế nhập cảnh đối với công dân Mỹ, và các trở ngại đối với yêu cầu có kết quả kiểm tra COVID-19 trong vòng ba ngày”.

Ngày 24 tháng 5, Bộ Ngoại giao Mỹ có khuyến nghị công dân Mỹ không đến Nhật Bản do nước này có làn sóng ca nhiễm mới.

Cảnh báo này đã dấy lên lo ngại, buộc Nhà Trắng tái khẳng định sự ủng hộ đối với kế hoạch tổ chức Thế vận hội và sự tham gia của các vận động viên Mỹ dù Nhật Bản có làn sóng dịch và tỷ lệ tiêm chủng của nước chủ nhà khá thấp.

Khán giả nước ngoài sẽ không được tham gia sự kiện này. Đối với khán giả trong nước, Ban tổ chức dự kiến sẽ đưa ra quyết định vào cuối tháng này.

CDC cho biết họ cũng đã sửa xếp hạng đối với Mỹ xuống “Cấp độ 3” từ “Cấp độ 4”, cấp độ “rủi ro rất cao”.

Cơ quan này cho biết thêm: “Nhiều quốc gia có xếp hạng rủi ro thấp hơn vì các tiêu chí thay đổi hoặc vì sự bùng phát dịch ở nước được kiểm soát tốt hơn."

Một câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ vẫn duy trì các hạn chế đi lại nghiêm ngặt đối với một số quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm thấp, trong khi những quốc gia khác có tỷ lệ cao lại không bị như vậy.

Giám đốc CDC Rochelle Walensky giải thích với báo chí: “Các hạn chế đi lại của Mỹ được áp dụng từ 2020 phụ thuộc vào các đối thoại liên ngành, và chúng tôi đang xem xét dữ liệu trong thời gian thực để xác định cách đi tiếp theo".

Chính quyền Biden đang thành lập các nhóm chuyên gia làm việc với Canada, Mexico, EU và Anh để xác định cách thức khởi động lại việc đi lại an toàn sau 15 tháng hạn chế do đại dịch.

Một quan chức Mỹ nói với Reuters chính quyền Mỹ sẽ không nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm người dân từ nhiều nơi trên thế giới nhập cảnh vào Mỹ vì cần thời gian để các nhóm này thực hiện nhiệm vụ của họ.

Các nhóm làm việc trên sẽ có sự chỉ đạo của Nhóm phản ứng COVID của Nhà Trắng, Hội đồng An ninh Quốc gia, CDC và một số cơ quan khác của Mỹ.

Các hãng hàng không và nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác đã và đang thúc ép chính quyền Mỹ dỡ bỏ hạn chế ngăn hầu hết các công dân không phải là công dân Mỹ từ Anh, 26 quốc gia Schengen, Ireland, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Iran và Brazil tới Mỹ.

Mỹ cũng cấm hầu hết việc đi lại “không thiết yếu” ở biên giới đất liền với Mexico và Canada.

Airlines for America, nhóm đại diện cho American Airlines, Delta Air Lines, Southwest Airlines và các doanh nghiệp khác, nói: "Các nhóm làm việc này cần hành động nhanh chóng để các chính sách mang tính khoa học cho phép những người đã được tiêm phòng đầy đủ đến Mỹ du lịch”.

“Nhanh chóng là chìa khóa, và chúng tôi tin rằng khoa học là ở đó", nhóm này tuyên bố.

United Airlines cho biết họ thấy phấn khởi khi nghe tin Nhà Trắng đang ưu tiên xem xét mở cửa cho đi lại bằng đường hàng không ra các thị trường quốc tế và kêu gọi hành động khẩn trương do mùa du lịch hè sắp đến.

"Đã đến lúc thực hiện chiến lược mở cửa trở lại vì lợi ích của cả nền kinh tế và công chúng”.

Hôm thứ Hai, đại diện các hãng hàng không chở khách giữa Anh và Mỹ kêu gọi hai quốc gia dỡ bỏ các hạn chế đi lại xuyên Đại Tây Dương.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ gặp nhau tại cuộc họp G7 vào tuần này ở Cornwall, Anh.

Các quan chức hàng không Mỹ và Anh cho biết họ không hy vọng Washington sẽ dỡ bỏ các hạn chế trước ngày 4 tháng 7, ngày quốc khánh Mỹ, vì chính quyền đặt mục tiêu đưa nhiều người Mỹ đi tiêm chủng hơn.

Hiệp hội Du lịch Mỹ hoan nghênh các nhóm làm việc, nói rằng “một lực lượng đặc nhiệm công-tư có thể giúp nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết nối việc đi lại tới Mỹ, hỗ trợ cho phục hồi kinh tế và việc làm bền vững”.

(Theo CDC Mỹ, Reuters, CNBC)

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ