Cảnh báo về 'tăng trưởng ảo', nên có cơ quan thứ 3 'kiểm đếm' con số của TCTK?

Nhàđầutư
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2018 của Việt Nam đạt mức kỷ lục 10 năm, tăng 7,34% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu thì đi cùng với sự phấn khích chúng ta nên lo ngại về nguy cơ "tăng trưởng ảo" trong con số nêu trên.
NGUYỄN THOAN
30, Tháng 03, 2018 | 11:12

Nhàđầutư
Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2018 của Việt Nam đạt mức kỷ lục 10 năm, tăng 7,34% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu thì đi cùng với sự phấn khích chúng ta nên lo ngại về nguy cơ "tăng trưởng ảo" trong con số nêu trên.

TS-nguyen-tri-hieu-02

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính ngân hàng 

Theo số liệu cập nhật mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2018 ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.

Nhận định về kết quả trên, TCTK cho rằng: Con số tăng trưởng trên đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong việc Chính phủ ban hành các giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2018.

Trong mức tăng 7,38% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,05%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,70%, đóng góp 3,39 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,70%, đóng góp 2,75 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, trao đổi với Nhadautu.vn, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, cùng với niềm phấn khích về con số tăng trưởng cao, chúng ta cần đưa cảnh báo về "tăng trưởng ảo" của nền kinh tế trong giai đoạn này.

Theo đó, ông Hiếu nói: Có sự đột biến như vậy cần xem lại con số một cách chặt chẽ để bảo đảm là con số thực, không có phần ảo trong đó. "Tôi không nghi ngờ con số này bị thổi phồng". 

Ông Hiếu phân tích: "Tăng trưởng ảo" có thể xảy ra khi phương pháp tính giá cả và số lượng trong cách tính GDP không nhất quán từ năm này qua năm khác. Việc có sai sót có thể xảy ra trong xác định và kiểm đếm các loại sản phẩm quốc nội hoặc có thể do sơ suất từ các báo cáo từ các địa phương, các đơn vị hành chính.

"Nếu GDP không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn tới điều hành chính sách vĩ mô khi điều hành chính sách của ta đang dựa vào những dữ liệu về GDP, GDQ (thu nhập bình quân đầu người). Kết quả của việc này là chính sách sai sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế", ông Hiếu nhấn mạnh.

Trước câu hỏi dựa trên cơ sở nào để nói "tăng trưởng ảo" hay tăng trưởng GDP đang gặp vấn đề gì? - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết: "Có rất nhiều áp lực kìm hãm sự tăng trưởng của GDP. Áp lực thứ nhất là năng suất lao động của người Việt còn thấp. Có nhiều nghiên cứu cho thấy, ngay cả các nước xung quanh như Lào thì năng suất lao động của mình cũng thấp hơn họ.

Rồi thể chế kinh tế của mình vẫn còn ì ạch, vấn đề cơ chế cũng còn nặng nề, vấn đề cấp phép, kinh doanh cũng còn nặng nề. Đặc biệt, vấn đề về tham nhũng, hối lộ còn rất phổ biến… Tất cả những cái đó nó làm trì trệ nền kinh tế.

Thứ ba, hiện nay mình có rất nhiều hiệp định thương mại. Các hiệp định này trong quá khứ cũng giúp Việt Nam nhiều nhưng hiện nay vẫn gặp bao nhiêu rào cản.

Sản xuất thép ra xuất khẩu sang Mỹ bị chịu thuế nhập khẩu lên tới 25%, nhôm 10%. Ngay cả hàng cá tra khi bán sang châu Âu thì bị thẻ đỏ, thành ra, vấn đề xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các thị trường trên thế giới".

Ngoài rào cản từ chất lượng lao động, năng suất lao động còn là những khó khăn từ bên ngoài thị trường như sắp tới có thể nổ ra cuộc chiến thương mại giữa các nước. Việt Nam có thể bị kéo vào vòng xoáy không lường trước được.

Với những lý do trên "chúng ta không nên tạo ra một sự hứng khởi quá đáng", ông Hiếu nhấn mạnh.

Ông Hiếu đề xuất: Để các con số thống kê có độ tin cậy cao, Việt Nam cần có một cơ quan độc lập có chức năng tái xác nhận những thống kê của Tổng cục Thống kê, và nếu có thể cơ quan này nên có sự tham gia của các chuyên gia thống kê nước ngoài.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ