Ấn Độ có thể vượt qua Nhật Bản và Đức, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào 2030

Nhàđầutư
Theo S&P Global và Morgan Stanley, Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
HOÀNG AN
02, Tháng 12, 2022 | 06:10

Nhàđầutư
Theo S&P Global và Morgan Stanley, Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Dự báo của S&P dựa trên dự đoán rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa hàng năm của Ấn Độ sẽ ở mức trung bình 6,3% cho đến năm 2030. Tương tự, Morgan Stanley ước tính rằng GDP của Ấn Độ có thể tăng hơn gấp đôi so với mức hiện tại vào năm 2031.

India-AdobeStock

GDP của Ấn Độ có thể tăng hơn gấp đôi so với mức hiện tại vào năm 2031. Ảnh AdobeStock

Các nhà phân tích của Morgan Stanley, đứng đầu bởi Ridham Desai và Girish Acchipalia viết trong báo cáo: "Ấn Độ có các điều kiện sẵn sàng cho sự bùng nổ kinh tế được thúc đẩy bởi hoạt động thuê ngoài, đầu tư vào sản xuất, quá trình chuyển đổi năng lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến của đất nước".

"Những động lực này sẽ đưa [Ấn Độ] trở thành nền kinh tế và thị trường chứng khoán lớn thứ ba thế giới trước cuối thập kỷ này", báo cáo nhấn mạnh.

Ấn Độ đã công bố mức tăng trưởng 6,3% hồi tháng 9, cao hơn một chút so với dự báo ​​​​của Reuters là 6,2%. Trước đó, Ấn Độ đã ghi nhận mức tăng trưởng 13,5% năm trước đó, nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ của nước này.

Ấn Độ cũng đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 20,1% so với năm trước đó, tính đến tháng 6 năm 2021, theo dữ liệu của Refinitiv.

Dự báo của S&P xoay quanh việc tiếp tục tự do hóa thương mại và tài chính của Ấn Độ, cải cách thị trường lao động, cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của Ấn Độ.

"Đây là một kỳ vọng hợp lý từ Ấn Độ, quốc gia có nhiều thứ để ‘bắt kịp’ về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người", Dhiraj Nim, một nhà kinh tế từ Nghiên cứu Nhóm Ngân hàng Úc và New Zealand, nói với CNBC.

Nim cho biết, một số cải cách đã được thực hiện, nhấn mạnh cam kết của chính phủ dành nhiều chi phí đầu tư hơn trong chi tiêu ngân sách hàng năm của nước này.

Định hướng trở thành một trung tâm xuất khẩu nhiều hơn

Theo các nhà phân tích của S&P, chính phủ Ấn Độ có trọng tâm rõ ràng là trở thành một trung tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như một cường quốc sản xuất, và phương tiện chính của họ để làm điều đó là thông qua Chương trình khuyến khích liên kết sản xuất để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu (PLIS).

PLIS được giới thiệu vào năm 2020, cung cấp các ưu đãi cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước dưới hình thức giảm thuế và cấp giấy phép, cùng các biện pháp kích thích khác.

CongnhanAndo-Getty

Công nhân xử lý các bộ phận kim loại tại một nhà máy sản xuất bếp nấu ăn của GHG Reduction Technologies Pvt ở Nashik, Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh Dhiraj Singh/Bloomberg/Getty Images

Các nhà phân tích của S&P viết: “Rất có khả năng chính phủ đang tin tưởng vào PLIS như một công cụ giúp nền kinh tế Ấn Độ định hướng xuất khẩu nhiều hơn và liên kết với nhau nhiều hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Tương tự như vậy, Morgan Stanley ước tính rằng tỷ trọng GDP của ngành sản xuất Ấn Độ sẽ "tăng từ 15,6% GDP hiện tại lên 21% vào năm 2031", điều này ngụ ý rằng doanh thu sản xuất có thể tăng gấp ba lần từ mức 447 tỷ USD hiện tại lên khoảng 1.490 tỷ USD, theo tính toán của ngân hàng này.

Morgan Stanley cho biết: "Các công ty đa quốc gia đang lạc quan hơn bao giờ hết về việc đầu tư vào Ấn Độ… và chính phủ đang khuyến khích đầu tư bằng cả việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp đất cho các nhà máy".

Sumedha Dasgupta, nhà phân tích cao cấp của Economist Intelligence Unit, cho biết: "Những lợi thế của Ấn Độ [bao gồm] lao động giá rẻ dồi dào, chi phí sản xuất thấp, cởi mở với đầu tư, các chính sách thân thiện với doanh nghiệp và dân số trẻ với xu hướng tiêu dùng mạnh mẽ". 

Bà cho biết những yếu tố này khiến Ấn Độ trở thành một lựa chọn hấp dẫn để thành lập các trung tâm sản xuất cho đến cuối thập kỷ này.

Các yếu tố rủi ro

Các điểm nổi bật có thể thách thức dự báo của Morgan Stanley bao gồm suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài, do Ấn Độ là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại với gần 20% sản lượng được xuất khẩu.

Các yếu tố rủi ro khác được ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ trích dẫn bao gồm nguồn cung lao động có tay nghề cao, các sự kiện địa chính trị bất lợi và các lỗi chính sách có thể phát sinh từ việc bỏ phiếu cho một "chính phủ yếu hơn".

Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết vào thứ Năm tuần trước rằng sự suy giảm toàn cầu có thể làm giảm triển vọng kinh doanh xuất khẩu của Ấn Độ.

Sonal Varma, nhà kinh tế trưởng tại Nomura, cho biết mặc dù tổng GDP của Ấn Độ đã cao hơn mức trước thời điểm diễn ra dịch COVID, nhưng tăng trưởng trong tương lai sẽ "yếu hơn nhiều" so với trước.

"GDP thực hiện cao hơn 8% so với thời điểm trước dịch COVID xét về tốc độ tăng trưởng… nhưng xét về tầm nhìn tương lai, có những cơn gió ngược từ các điều kiện tài chính toàn cầu", Varma nói với Squawk Box của CNBC hôm thứ Năm, cảnh báo rằng có sẽ có một sự chậm lại theo chu kỳ trong tương lai.

Tương tự, Nim cũng cho rằng có thể ưu tiên hơn cho đầu tư vốn con người thông qua giáo dục và y tế.

Ông nói: "Điều này đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế hậu đại dịch, nơi mà sự gián đoạn lớn hơn đối với khu vực phi chính thức đồng nghĩa với việc gia tăng sự bất bình đẳng về kinh tế và giàu nghèo".

Ông cho biết thêm rằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở Ấn Độ, đặc biệt là ở phụ nữ, là điều đáng lo ngại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ