'Tân' CEO cần biết những điều này

Nhàđầutư
Được trở thành CEO có thể là bước tiến trong sự nghiệp thành công của bạn. Nhưng đừng nghĩ công việc sẽ tương tự như những vị trí cũ, bởi đi cùng đó là trách nhiệm cao và phức tạp hơn.
HUYỀN NGUYỄN
15, Tháng 06, 2019 | 12:51

Nhàđầutư
Được trở thành CEO có thể là bước tiến trong sự nghiệp thành công của bạn. Nhưng đừng nghĩ công việc sẽ tương tự như những vị trí cũ, bởi đi cùng đó là trách nhiệm cao và phức tạp hơn.

nhadautu - tan CEO

'Tân' CEO cần biết những điều này

Để làm tốt vai trò mới, bạn sẽ nhìn nhận lại bản thân, cách nhìn nhận người khác và mục tiêu chính của mình.

Mọi người đang quan sát, lắng nghe và chờ đợi

Từ thời điểm vị trí của bạn được thông báo thay đổi, mọi người sẽ có cái nhìn khác về bạn.

“Những hành động và lời nói của bạn trở nên quan trọng hơn rất nhiều”, theo Mitzi Reaugh – một CEO mới của công ty Jaunt XR sau 2 năm gắn bó.

Khi biết mình được bổ nhiệm làm CEO, Reaugh đã ngay lập tức cảm thấy bị áp lực khi nhận được cuộc gọi hỏi ý kiến: Họ có nên thông báo về sự bổ nhiệm vị trí mới của Reaugh trong cuộc họp toàn công ty và không hỏi ý kiến của các nhà lãnh đạo? Hay Reaugh sẽ nói chuyện trực tiếp với những lãnh đạo chủ chốt và tổ chức một cuộc họp nhỏ trước?

“Tôi muốn có vẻ quyết đoán nhưng cũng muốn đưa ra quyết định đúng đắn cho công ty. Tôi cũng muốn các đồng nghiệp của mình (những người sẽ trở thành người báo cáo trực tiếp cho tôi) cảm thấy ý kiến của họ được lãng nghe và xem xét. Liệu tôi sẽ trở nên yếu đuối khi đưa ra lựa chọn sai? Liệu tôi sẽ bỏ qua một đồng nghiệp quan trọng? Sau đó tôi đã hít một hơi thật sau và trả lời rằng tôi sẽ suy nghĩ về câu trả lời trong đêm nay”, Reaugh nói.

Ngày hôm sau cô chọn cách tiếp cận thứ 2.

Reaugh khuyên tất cả những người mới làm CEO lần đầu hãy cho mình khoảng thời gian để suy nghĩ kĩ vì những quyết định đầu tiên cùng với cách giao tiếp của bạn sẽ tạo ra ấn tượng ngay từ đầu. Và “với tư cách là một CEO, bạn sẽ cần đưa ra những lựa chọn mỗi ngày, vì vậy điều quan trọng là bạn phải thực sự tin rằng mình quyết định đúng”.

Thông tin nhận được có thể giảm bớt độ tin cậy

Tất cả mọi người, kể cả những người đã làm việc lâu năm cùng bạn, có thể sẽ bắt đầu tahy đổi cách cư xử với bạn.

“Sự chênh lệch quyền hạn sẽ thay đổi cách ứng xử của mọi người với bạn. Và những thông tin bạn nhận được từ họ không còn đáng tin cậy như trước nữa”, theo Eric Pliner – CEO mới của công ty YSC.

Không phải là họ đnag cố gắng lừa dối bạn. Có thể họ chỉ không cảm thấy thoải mái khi thẳng thắn với một người quản lý cấp cao hơn.

 Đừng chỉ dựa vào các báo cáo trực tiếp để tìm hiểu những sự việc đang diễn ra

Ban đầu, bạn có thể dành phần lớn thời gian cho đội ngũ điều hành của mình.

Nhưng cuối cùng bạn sẽ cần găph những người khác trong công ty để hiểu rõ hơn những sự việc đang diễn ra.

“Tránh phụ thuộc quá nhiều vào những người báo cáo với bạn”, theo Jay Lorsch – Giáo sư tại Trường Kinh tế Harvard, diễn giả lâu năm cho hội thảo của trường dành cho các CEO mới.

Đồng thời, Pliner khuyên bạn không nên chỉ nhìn vào thứ hạng và những tập tin vì bạn phải nhận thức rõ ràng mình không phải giải quyết tất cả các vấn đề hàng ngày.

“Bạn cần thiết lập cấp lãnh đạo tiếp theo để thành công. Mọi người sẽ tìm đến họ khi có vấn đề”.

Nhanh chóng có đội ngũ điều hành

Hành động đầu tiên quan trọng nhất chính là “tạo dựng quan hệ và hiệu chỉnh” với những người báo cáo trực tiếp, Pliner nói.

Nói cách khác, đặt kỳ vọng về cách làm việc chung – ví dụ: cho họ biết tần suất báo cáo trong tháng đầu tiên và đưa ra lý do.

Cũng cho họ một chút thời gian để tìm hiểu cách để trở thành một phần của công việc.

Vì bạn cần tìm ra những thành viên phù hợp trong nhóm. Họ đã từng mang đến thứ bạn cần để thực hiện chiến lược? Bạn có tin tưởng họ không? Bạn làm việc tốt với từng người trong số họ? Mọi người làm việc tốt cùng nhau?

Nếu không thỏa mãn được bất kỳ câu hỏi nào, bạn sẽ cần thay thế một vài người. Điều đó không có nghĩa là sa thải họ ngay lâp tức. Nhưng đừng đợi tận 1 năm để xem xét cách làm việc của họ.

“Càng chờ đợi lâu, mọi thứ càng trở nên phức tạp”, Lorsch nói.

Tạo dựng quan hệ với hội đồng quản trị

Có thể bạn là kẻ thống trị trong mắt mọi người. Nhưng trên thực tế, bạn báo cáo công việc cho hội đồng quản trị, đó là một “cơ quan phức tạp”, Lorsch nói. “Không ai có kinh nghiệm cho đến khi bạn phải đối phó với nó. Cuối cùng, hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất”.

Bạn sẽ cần đầu tư thời gian xây dựng mối quan hệ với từng thành viên và tìm hiểu những gì họ mong đợi. Điều đó có thể là cần liên lạc thường xuyên với chủ tịch hoặc giám đốc điều hành và thực hiện liên lạc với các thành viên khác hàng tháng, Pliner nói.

Rod Walker – giám đốc quản lý tại Kotter cho biết: “Bạn cũng sẽ muốn cung cấp chi tiết chiến lược của mình trong 12 đến 18 tháng đầu”.

Trong bất kỳ bài diễn thuyết nào với hội đồng quản trị, hãy luôn xoay quanh 4 điều: Các mốc chiến lược bạn đnag cố gắng thực hiện là gì? Bạn đã thực hiện đến giai đoạn nào? Những trở ngại gặp phải? Và bạn cần những sự giúp đỡ nào từ ban giám đốc để đạt được chiến lược?

Ngoài ra, đừng ngại đề xuất rút lại các sáng kiến mà hội đồng quản trị đã chấp thuận nếu bạn nghĩ rằng họ không tài trợ.

Một thay đổi lớn là tốt. Nhưng đừng thay đổi mọi thứ cùng một lúc

Bạn có thể đã hứa hẹn một sự thay đổi về chiến lược như cấu trúc hoặc văn hóa công ty mới. Nhưng đừng thay đổi mọi thứ cùng một lúc vì nó có thể gây phản tác dụng.

“Đừng thay đổi liên tục mà hãy chọn một điều lớn nhất có tác động nhất, thay vì thực hiện nhiều thay đổi nhỏ trước”, Pliner nói.

Ưu tiên những việc bạn có thể tự xử lý

Mọi người đều có những đòi hỏi từ bạn trong mọi lúc. Nhưng đừng quên bạn cũng chỉ là một người bình thường.

“Các yếu tố giới hạn là thời gian và sự chú ý của bạn. Vì vậy, hãy tìm ra những gì cá nhân bạn có thể tự tập trung và những gì sẽ ủy thác cho người khác”, Lorsch nói.

Hãy tìm một ban cố vấn

Sẽ có thời điểm bạn cảm thấy không chắc chắn về cách tiến hành một quyết định nào đó. Và sẽ khá phức tạp khi thừa nhận điều đó với cá nhân nào trong công ty hoặc trên diễn đàn.

Pliner khuyên rằng bạn nên có một ban cố vấn cho riêng mình để được hướng dẫn.

Đó có thể là bạn bè và các chuyên gia bên ngoài ngành, những người bạn tin tưởng, hay là một huấn luyện viên điều hành.

(Theo CNN)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25180.00 25185.00 25485.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30846.00 31032.00 32001.00
HKD 3185.00 3198.00 3302.00
CHF 27415.00 27525.00 28378.00
JPY 160.64 161.29 168.67
AUD 16085.00 16150.00 16648.00
SGD 18346.00 18420.00 18964.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18198.00 18271.00 18809.00
NZD   14807.00 15308.00
KRW   17.63 19.26
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2290.00 2378.00
NOK   2269.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ