Quản lý tàu cá theo khuyến nghị của EC còn nhiều lỗ hỏng

Nhàđầutư
Nhiều năm qua, ngành thủy sản Việt Nam vẫn từng ngày nỗ lực để gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, đến nay, việc quản lý, giám sát tàu cá để truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt vẫn còn nhiều lỗ hỏng.
NGUYỄN TRI
04, Tháng 02, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Nhiều năm qua, ngành thủy sản Việt Nam vẫn từng ngày nỗ lực để gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC). Tuy nhiên, đến nay, việc quản lý, giám sát tàu cá để truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt vẫn còn nhiều lỗ hỏng.

go-the-vangEC (3)

Nghề câu cá ngừ đại dương là thế mạnh của ngành đánh bắt thủy sản Bình Định. Ảnh: Nguyễn Tri

EC ghi nhận nỗ lực của Việt Nam

Sau hơn 5 năm bị cảnh báo thẻ vàng khai thác thủy sản của EU (năm 2017), Việt Nam vẫn chưa khắc phục được những tồn tại theo khuyến nghị của EC.

Theo đó, vẫn còn nhiều hạn chế trong thực hiện khắc phục thẻ vàng EC như: lắp thiết bị hành trình đã hơn 96% nhưng nguy cơ cao lại nằm ở các tàu không lắp thiết bị hành trình; tàu vào không khai báo, tàu ra không kiểm soát hết được 100% (không kiểm soát được sản lượng khai thác thì không truy xuất được nguồn gốc)…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nếu còn tàu vi phạm về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) thì Việt Nam sẽ không bao giờ gỡ được thẻ vàng.

Theo Tổng cục Thủy sản, vào tháng 10/2022, đoàn thanh tra của EC đã đến làm việc, kiểm tra việc thực hiện chống khai thác IUU tại Việt Nam, đồng thời làm việc với lãnh đạo Trung ương về vấn đề trên.

Đến tháng 12/2022, EC đã có báo cáo kết luận và thông tin những hạn chế còn tồn tại. Cụ thể, qua kiểm tra, EC ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua cũng như tinh thần sẵn sàng tiếp tục cải thiện và sự cởi mở của Việt Nam đối với các khuyến nghị của EC.

Kiểm tra thực tế tại tỉnh Khánh Hòa, EC đánh giá cao sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng tham gia chống khai thác IUU. Giám sát đội tàu đã được cải thiện, tuy nhiên, số lượng các trường hợp mất kết nối vẫn còn cao và cần có sự quan tâm đặc biệt từ các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Vấn đề đáng lo ngại nhất còn tồn tại là số lượng tàu Việt Nam bị bắt giữ ở vùng biển các nước láng giềng.

Đáng chú ý, EC chỉ ra vấn đề nghiêm trọng đã được xác định liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc, kiểm soát thủy sản nhập khẩu dưới dạng container.

Trong khi đó, ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị, cần phối hợp với đầu mối để quản lý tất cả các tàu cá, tránh trường hợp các chủ tàu thấy cảng này, địa phương này làm khó thì đến địa phương khác, phải tạo đầu mối quản lý giám sát chung để quản lý chặt.

go-the-vang-IUU-cua-Binh-Dinh (2)

Ngư dân Bình Định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu câu cá ngừ đại dương. Ảnh: T.L

Đồng thời, toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc, trong đó quan trọng nhất là lực lượng biên phòng, phối hợp với Ban quản lý cảng và chính quyền địa phương.

"Đối với Quảng Ngãi cần có hỗ trợ về hạ tầng cảng cá, với đội tàu trên 3.300 tàu xa bờ, nhưng năng lực tiếp nhận của địa phương chỉ dưới 70%, khó khăn cho các tàu về địa phương sau khi đánh bắt. Tình trạng bồi lấp rất lớn, cần nạo vét luồng lạch để tạo thuận lợi cho tàu thuyền, đặc biệt ở những địa phương có đội tàu lớn", ông Hiền cho hay.

Quyết tâm gỡ thẻ vàng

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Châu Âu đã rút thẻ vàng khai thác đối với thủy sản Việt Nam đến nay đã hơn 5 năm, qua 3 lần thanh tra, Châu Âu đánh giá nước ta đã chuyển biến tích cực, đi đúng hướng.

Tuy nhiên, mặc dù đã gắn thiết bị hành trình trên 95% số tàu cá, nhưng số lượng tàu chưa thực hiện một cách chủ động còn rất nhiều. Số tàu vi phạm vùng biển nước ngoài trong năm 2022 là 81 vụ, 112 tàu và 957 người bị bắt, chưa kể số tàu ở vùng nước lịch sử, vùng chồng lấn.

"Quá trình thanh, kiểm tra, EC kiểm tra rất kỹ lưỡng, chuyên nghiệp về quá trình quản lý đội tàu và rà soát các hoạt động trên biển, gắn với giám sát hành trình trên VNF. EC khẳng định chỉ gỡ thẻ vàng khi không còn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài", Thứ trưởng Tiến cho hay.

Song song đó, việc đầu tư hạ tầng còn chưa được quan tâm, với 125 cảng cá, 146 khu neo đậu tránh trú bão hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, số lượng cá khai thác được quản lý chỉ đạt trên dưới 10%. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhìn nhận, nếu không quản lý, không truy xuất được nguồn gốc, quản lý sản lượng khai thác thì chặng đường gỡ thẻ còn dài.

Đặc biệt, việc truy xuất nguồn gốc hải sản nhập khẩu từ tàu của quốc gia treo cờ vào nước ta vẫn còn nhiều lỗ hỏng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương cần truy xuất, kiểm soát kỹ xem tàu đó có IUU hay không, có đánh bắt ở khu vực cấm, đánh bắt loài không được phép hay không?

go-the-vangEC (2)

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị phổ biến các kết quả làm việc với đoàn thanh tra của EC và kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm chống khai thác IUU với tham dự của đại diện 28 tỉnh thành có biển trong cả nước. Ảnh: Nguyễn Tri.

"Việc thực thi pháp luật vẫn chưa nghiêm túc, các tỉnh đang đưa ra các lý do chưa chính đánh, chỉ nhắc nhở, viết cam kết, lập biên bản chứ không phạt. Tuy nhiên, EC khẳng định, các hình thức trên chưa phải là xử lý vi phạm hành chính, yêu cầu nâng cao mức phạt cao hơn mức làm lợi bất hợp pháp", Thứ trưởng Tiến thông tin.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, khi thực hiện EVFTA với thị trường Châu Âu, nông sản Việt Nam thể hiện được rất nhiều lợi thế, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 53,53 tỷ USĐ, thặng dư 8,67 tỷ USD.

Riêng thặng dư thương mại nông sản chiếm gần 80%, điều đó cho thấy xuất khẩu nông sản có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, thủy sản đóng vai trò quan trọng, vừa đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Từ khi bị thẻ vàng, chỉ riêng thủ tục hành chính đã tốn thời gian nhiều hơn, trước đây chỉ 1 - 3 ngày, giờ 3 - 4 tuần mới xong, chi phí nâng rất cao, giá trị giảm rất nhiều.

Chưa kể các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng đã đặt vấn đề và điều trần về IUU. Vì vậy, nếu không gỡ được “thẻ vàng” và thậm chí bị “thẻ đỏ” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu thủy sản nói riêng và nông sản nói chung; ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

"Phía trước còn rất nhiều khó khăn về quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc, thực thi pháp luật…Nhưng chúng ta đang được EC đánh giá tích cực, đi đúng hướng vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta quyết tâm thực hiệ tốt kế hoạch hành động 180 ngày để gỡ được thẻ vàng", Thứ trưởng  Tiến chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ