Nội lực cho kinh tế phát triển bền vững

Cách đây hơn một năm, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Hai Hội nghị văn hóa toàn quốc trước đây đều diễn ra ở những bước ngoặt cụ thể của lịch sử; "Hội nghị Diên Hồng" lần thứ ba, cũng vậy. 
NGÔ ĐỨC HÀNH
22, Tháng 01, 2023 | 12:00

Cách đây hơn một năm, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Hai Hội nghị văn hóa toàn quốc trước đây đều diễn ra ở những bước ngoặt cụ thể của lịch sử; "Hội nghị Diên Hồng" lần thứ ba, cũng vậy. 

ed6a95da-e032-4ac2-8939-102297203ccc

Ảnh minh họa. Ảnh: Viettourist

Cách đây hơn một năm, tại Thủ đô Hà Nội, "nơi lắng hồn núi sông ngàn năm", đã diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao sau 73 năm mới có "Hội nghị Diên hồng" lần thứ ba? Hẳn nhiên, hai Hội nghị văn hóa toàn quốc trước đây (1946, 1948) đều diễn ra ở những bước ngoặt cụ thể của lịch sử; "Hội nghị Diên Hồng" lần thứ ba, do những yêu cầu và hoàn cảnh mới của đất nước, cũng là một bước ngoặt lớn. 

Trong phát biểu chỉ đạo Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: "Văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng".

Năm 1988, khi bàn về văn hóa, Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO Federico Mayor khẳng định rằng: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu, là những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc". 

Ngược dòng lịch sử, năm 1943, trong phần cuối của bản thảo cuốn "Nhật ký trong tù", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá". 

"Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn", (Phạm Quỳnh, năm 1924); "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" (Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946): "Văn hóa còn thì dân tộc còn" (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, năm 2021). Những câu nói này đã trở thành bất hủ.

 
Văn hoá là một phạm trù rất rộng, có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều cách tiếp cận khác nhau, rất phong phú, đa dạng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ những năm tám mươi của thế kỷ 20, thế giới đã ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của "Làn sóng văn hóa Hàn Quốc", bắt đầu bằng K-drama, K-pop, tiếp đến là son môi, thời trang... Khi thế giới bước vào thế kỷ 21, Hàn Quốc nổi lên như một nước xuất khẩu lớn về văn hóa đại chúng và du lịch, những khía cạnh đã trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế phát triển của nước này. Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ tích cực cho các ngành công nghiệp sáng tạo của họ, với mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới. Năm 2014, chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ 1% ngân sách hàng năm cho các ngành công nghiệp văn hóa và gây quỹ 1 tỷ USD để nuôi dưỡng văn hóa đại chúng. Thực tế là, văn hóa Hàn Quốc đã "mở đường" cho các tập đoàn kinh tế, đầu tư Hàn Quốc tìm đến thị trường các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Đất nước Việt Nam có 4.000 năm văn hiến, tuy nhiên nhận thức về văn hóa cũng là quá trình "vật vã". Đó là quá trình phát triển tư duy lý luận về văn hóa, chứ không giản đơn. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", đã khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội". Đây được coi là nghị quyết "nổi bật". Từ đó đến nay, có rất nhiều văn bản khác nhau về văn hóa. 

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (năm 2014) tiếp tục đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp phát triển văn hóa nhằm khai thác, phát huy tối đa nguồn lực nội sinh quan trọng này, đó là phải: "Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới". 

Đến Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tư duy lý luận về văn hóa lại tiếp tục được khẳng định. Văn kiện xác định: "Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới". 

Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh, Đảng ta nêu rõ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân và văn hóa kinh doanh. Theo đó, coi trọng xây dựng và làm lan tỏa các giá trị văn hóa cả trong chính trị và kinh tế, nhất là trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để văn hóa thực sự thấm sâu, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, chính trị, xã hội phát triển bền vững. Thực tế, văn hóa và kinh tế trong mối quan hệ cộng sinh, đã được làm sáng rõ. 

Quá trình toàn cầu hóa, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, “xã hội số”, “văn hóa số” vừa đem lại những cơ hội, vừa tạo ra thách thức mới trong xây dựng, phát triển. Thực tế là văn hóa trong kinh tế không ở bên ngoài, mà là yếu tố bên trong, là nguồn nội lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

“Làn sóng văn hóa Hàn Quốc” là một ví dụ, như đã nói ở trên, cho thấy văn hóa phát huy vai trò của mình khi thâm nhập, tác động vào kinh tế, đồng thời kinh tế cũng quy định và chế ước văn hóa, là điều kiện và nguồn lực cho văn hóa hoạt động; với ý nghĩa là sức mạnh nội sinh của phát triển, văn hóa phải dựa trên kinh tế.  

Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế là mối quan hệ cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Đây là mối quan hệ biện chứng và đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội... của mỗi quốc gia. Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ, văn hóa phát triển trên nền tảng kinh tế; văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; văn hóa là yếu tố dùng để chế định cho sự phát triển bền vững, an toàn, hướng tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái hợp lý. 

Thực tế cho thấy, loài người đã và đang trả giá cho sự phát triển kinh tế nhanh, phiến diện, tăng trưởng không đi liền với phát triển bền vững, tức là xem nhẹ yếu tố văn hóa, phông văn hóa của kinh tế. 

Năm 1996, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khuyến cáo năm loại tăng trưởng xấu, bao gồm: Tăng trưởng không việc làm; Tăng trưởng không lương tâm; Tăng trưởng không có tiếng nói; Tăng trưởng không gốc rễ; Tăng trưởng không tương lai. Đó là thông điệp lớn. Mọi sự phát triển không gắn với văn hóa đều là sự phát triển què quặt, mang nặng tính kỹ thuật và tất yếu dẫn đến bất công xã hội, dẫn đến phân hóa giàu - nghèo, phân hóa xã hội. Đại dịch Covid-19, trong hai năm 2020 – 2021, là sự thức tỉnh loài người, các quốc gia và hành động quốc tế, bởi "trái đất chỉ có một". 

Xây dựng văn hóa kinh tế, trong đó quan trọng nhất là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nhân. Những vụ án "chấn động" năm 2022 như vụ Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC; vụ Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh và gần đây là Chủ tịch Trương Mỹ Lan của Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố điều tra, áp dụng biện pháp ngăn chặn, cho thấy văn hóa của lớp doanh nhân thành “trọc phú” nhờ chụp giật, nguy hiểm như thế nào. Ngày càng nhiều tỷ phú trên thế giới hiến toàn bộ tài sản cho nhân loại đấy. Điều này chỉ có thể giải thích bằng văn hóa.    

Rõ ràng là, gắn kết kinh tế với văn hóa luôn là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của đất nước. Sau hai năm đại dịch Covid-19 và biến động địa chính trị giữa Nga và Ukraine, đã giáng hai đòn “chí mạng” vào chuỗi giá trị toàn cầu. Dẫu vậy, kinh tế thế giới vẫn có thể lấy lại được đà tăng trưởng. Thế nhưng, nếu suy thoái về văn hóa thì công cuộc khắc phục hậu quả sẽ phải rất lâu dài. Có một nhận định thật chí lý rằng, kinh tế mất đi có thể lấy lại được, còn văn hóa mất đi thì một cộng đồng dân tộc mất luôn, vĩnh viễn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ