Nhà đầu tư xử lý chất thải gặp khó khi tiếp cận các dự án ở địa phương

Nhàđầutư
Tại Hội thảo Chính sách và Giải pháp Quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam, các nhà đầu tư trong lĩnh vực môi trường cho rằng, còn nhiều khó khăn để các doanh nghiệp tiếp cận, triển khai các dự án ứng dụng công nghệ trong xử lý rác thải tại các địa phương.
NGUYỄN TRI
26, Tháng 08, 2022 | 06:21

Nhàđầutư
Tại Hội thảo Chính sách và Giải pháp Quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam, các nhà đầu tư trong lĩnh vực môi trường cho rằng, còn nhiều khó khăn để các doanh nghiệp tiếp cận, triển khai các dự án ứng dụng công nghệ trong xử lý rác thải tại các địa phương.

Nan giải bài toán rác thải đô thị

Ông Phạm Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên (Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT) cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2021, lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh tiếp tục gia tăng trên phạm vi cả nước. Ước tính lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình 10% - 16% mỗi năm.

Năm 2021, tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn 45/63 tỉnh/thành phố là khoảng 51.586 tấn/ngày; trong đó, khu vực đô thị phát sinh khoảng 30.807 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 20.778 tấn/ngày.

Đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên, theo thống kê năm 2021, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phát sinh khoảng 8.500 tấn/ngày.

"Tuy nhiên, rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại nông thôn hầu hết chưa được phân loại tại nguồn, mới chỉ được thực hiện tại một số địa phương và vẫn mang tính khuyến khích", ông Sơn nói.

rac-thai (1)

Các gian hàng triển lãm công nghệ xử lý rác thải thu hút các đại biểu tham quan. Ảnh: Nguyễn Tri

Theo ông Sơn, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý hiệu quả, vẫn còn 17% rác thải nông thôn chưa được thu gom và thải bỏ ra môi trường xung quanh. 70% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp nhưng chỉ có khoảng 20% là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. 16% tổng lượng chất thải được xử lý tại các nhà máy chế biến phân compost và khoảng 13% tổng lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt.

Về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong những năm qua, tình trạng chung trên cả nước và khu vực miền Trung và Tây Nguyên nổi bật lên là vấn đề văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đồng bộ, nhiều văn bản chồng chéo, trách nhiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn chưa rõ ràng giữa các ngành, các cấp. 

Phần lớn các tỉnh, thành phố đều thiếu nguồn vốn để thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn. Nguồn vốn ngân sách các cấp đầu tư cho việc quản lý chất thải rắn ở khu vực công ích còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, khó khăn trong kêu gọi xã hội hóa do cơ chế, chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực này còn thấp.

"Hiện, chưa có quy định cụ thể về thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn, cũng như khuyến cáo công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt để áp dụng. Do đó, địa phương còn gặp nhiều lúng túng khi lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ xử lý rác thải hiện tại chủ yếu là chôn lấp; sử dụng diện tích đất lớn gây lãng phí tài nguyên, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; một số bãi chôn lấp thực hiện đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng", ông Sơn nói thêm.

Đơn giản hóa thủ tục, tạo cơ chế hỗ trợ

Theo ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương, việc xử lý rác thải tại các đô thị đang gặp nhiều vấn đề. Cách làm truyền thống là chôn lấp rác đang lộ rõ nhiều điểm bất cập. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình xử lý rác thải thì không dễ bởi phải đầu tư chi phí lớn, bài bản.

rac-thai (3)

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương cho biết, việc xử lý rác thải tại các đô thị đang gặp nhiều vấn đề. Ảnh: Nguyễn Tri

"Chi phí để tái chế rác thải hoặc đốt rác thành điện sẽ cao hơn so với cách xử lý rác thải truyền thống. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, nếu áp dụng đơn giá cũ với công nghệ mới thì không thể bù lỗ được. Đơn cử như việc tái chế rác, nếu muốn thực hiện phải đầu tư công nghệ, thiết bị, thực hiện phân loại rác, có phương tiện thu gom phù hợp…", ông Thiền nói.

Ông Thiền cũng mong muốn có cơ chế phù hợp, hỗ trợ các sản phẩm tái chế từ rác của doanh nghiệp theo đuổi công nghệ tái chế để tiếp cận thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm truyền thống.

"Nếu chúng ta có cơ chế tốt cho việc xử lý rác thuận lợi, tạo đầu ra cho các sản phẩm từ rác khi ứng dụng công nghệ tái chế hay đốt rác phát điện thì không cần phải tìm kiếm, nhà đầu tư tốt và công nghệ tốt sẽ tự động tìm đến", ông Thiền cho hay.

Trong khi đó, ông Đỗ Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội đánh giá, chính sách pháp lý của nước ta đối với các dự án đốt rác phát điện cơ bản đã được hoàn thiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng gặp khó khi tiếp cận với các địa phương có quy mô dân số nhỏ, lượng rác thải không đáp ứng đủ công suất hoạt động nhà máy.

"Một nhà máy đốt rác phát điện phải có nguyên liệu đầu vào ít nhất 500 tấn rác mỗi ngày. Như vậy, chi phí xử lý trên mỗi kg rác thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Bởi vậy, chúng tôi mong muốn các địa phương không nên quy hoạch quá nhỏ lẻ, không thu hút nhà đầu tư, mà đối với các nhà đầu tư có thiện chí cũng rất khó triển khai", ông Dũng chia sẻ.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội, trình tự thủ tục đầu tư dự án xử lý rác thải hiện nay cũng kéo dài, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

rac-thai (2)

Theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, hiện, thành phố đang kêu gọi đầu tư nhà máy chất thải rắn sinh hoạt công suất 1.000 tấn/ngày đêm theo hình thức đối tác công tư – PPP. Ảnh: Nguyễn Tri

"Đơn cử dự án của chúng tôi ở Hà Nội, mất 1,5 năm đến 2 năm liền để hoàn thành thủ tục từ phê duyệt chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, các thủ tục triển khai dự án.... Bởi vậy, tôi đề xuất các cơ quan chức năng lựa chọn nhà đầu tư minh bạch, có năng lực, rút gọn thủ tục cấp giấy phép xây dựng", ông Dũng nói.

Theo ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, hiện, thành phố cũng đang kêu gọi đầu tư nhà máy chất thải rắn sinh hoạt công suất 1.000 tấn/ngày đêm theo hình thức đối tác công tư – PPP.

Tuy nhiên, việc này gặp rất nhiều khó khăn. Hiện thành phố đang tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan đến hai dự án này, nhất là liên quan đến các quy định pháp luật về Luật Đầu tư.

"Tại Hội thảo, những vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp xuất phát từ thực tiễn, qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có thể thấy được những nút thắt. Theo quy định, thành phố, địa phương phải dành quỹ đất cho các nhà máy xử lý rác. Đà Nẵng cũng đang gặp khó, đất thì chúng tôi có rồi, nhưng làm thế nào để giao được đất cho nhà đầu tư cũng rất khó khăn", ông Hùng nói.

Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam do Sở TN&MT TP. Đà Nẵng phối hợp cùng Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức từ ngày 25/8 đến ngày 26/8 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm TP. Đà Nẵng.

Đây là sự kiện kết nối các chuyên gia, nhà đầu tư về công nghệ xử lý chất thải sản đến từ trong nước và quốc tế với 35 gian hàng giới thiệu, trưng bày các sản phẩm, công nghệ hiện đại về xử lý rác thải.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ