Không để giá sữa tăng quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Theo ông Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, việc cho phép thương nhân kê khai giá tại các cơ quan có thẩm quyền và được chủ động điều chỉnh giá trong biên độ dưới 5% là cách quản lý mới không để giá sữa tăng quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
TRẦN HƯỜNG
04, Tháng 08, 2017 | 10:18

Theo ông Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, việc cho phép thương nhân kê khai giá tại các cơ quan có thẩm quyền và được chủ động điều chỉnh giá trong biên độ dưới 5% là cách quản lý mới không để giá sữa tăng quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Bắt đầu tư ngày (10/8) tới đây, Thông tư số 08/2017/TT-BCT về đăng ký, kê khai giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ chính thức có hiệu lực. Ông Trần Quang Trung – Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này. 

Ông có đánh giá như thế nào về Thông tư 08 vừa được Bộ Công Thương ban hành?

Như chúng ta đều biết, sau khi được phân công của Chính phủ, việc quản lý giá sữa trẻ em dưới 6 tuổi do Bộ Công Thương quản lý.

Theo đó, Bộ đã xây dựng và ban hành thông tư 08. Trong quá trình xây dựng, Hiệp hội sữa Việt Nam và doanh nghiệp sữa cũng tham gia góp ý.  Thông tư 08 sẽ giúp thị trường sữa trẻ em dưới 6 tuổi được bình ổn hơn.

Tôi cho rằng đây là việc làm tích cực để bình ổn thị trường sữa trẻ em dưới 6 tuổi. 

images1990630_gia_sua

Thông tư 08 sẽ giúp thị trường sữa trẻ em dưới 6 tuổi được bình ổn hơn 

Thông tư 08 quy định về đăng ký và kê khai giá, nhưng còn đối với các loại sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá thì Bộ Y tế phải ban hành danh mục đó. 

Theo tôi được biết, hiện nay, Bộ Y tế đang dự thảo và lấy ý kiến của doanh nghiệp, cũng như cơ quan chức năng. Thực tế, danh mục này trước đây đã ban hành, nhưng bây giờ sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp. 

- Theo ông việc ban hành Thông tư 08 có tác dụng như thế nào đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp?

Trước hết, một văn bản quy định của Nhà nước bao giờ cũng phải hài hòa lợi ích từ nhiều phía. Trong đó, đảm bảo lợi ích của người kinh doanh bởi kinh doanh không lời họ sẽ khó hoạt động, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, đặc biệt là các trẻ nhỏ theo luật pháp quy định. 

Thông tư 08 có đặc biệt là quy định các hệ thống phân phối phải kê khai như thế nào. Ví dụ, doanh nghiệp khi nhập khẩu vào có phải đăng ký giá với Bộ Công Thương và cơ quan có thẩm quyền. Nếu thay đổi trong biên độ dưới 5%, doanh nghiệp vẫn có quyền tự quyết nhưng phải thông báo với cơ quan quản lý. 

Cùng với đó, đối với hệ thống phân phối bán lẻ ở từng vùng địa lý, địa bàn khác nhau, doanh nghiệp có thể kê khai giá bán lẻ với cơ quan thẩm quyền ở địa phương đó. 

Việc cho phép thương nhân kê khai giá tại các cơ quan có thẩm quyền và được chủ động điều chỉnh giá trong biên độ dưới 5% là một điểm mới để giá sữa theo giá thị trường, song không để giá sữa tăng quá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Ngoài việc kê khai giá thì theo ông còn cần công cụ gì để quản lý giá sữa trong bối cảnh hiện nay?

Khi ban hành Thông tư 08 và sắp có hiệu lực, doanh nghiệp rất đồng tình về nội dụng của Thông tư. Vì vậy, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn thì sẽ phản hồi với cơ quan quản lý nhà nước. Tôi cho rằng bên cạnh tính cạnh tranh minh bạch, doanh nghiệp cũng phải có lời nhưng phải đúng quy định pháp luật.

Biên độ cho dưới 5% là điểm mới vì thị trường biến động. Hiện lượng sữa trong nước mới đáp ứng một phần nhỏ, khoảng 60% - 70% sữa phải nhập khẩu… Phải cho doanh nghiệp tự điều chỉnh nhưng nếu tăng phải có giải trình.

Tôi hy vọng trong thời gian tới, thị trường sữa sẽ được bình ổn. Hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước luôn đồng hành với doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

(Theo VnMedia)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ