Dự báo kinh tế 2023: Trong khó khăn đã thấy một vài điểm sáng

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành nhận định, dù phải đối mặt với 2 cơn gió ngược nhưng Việt Nam vẫn có những may mắn đến từ hoàn cảnh khách quan. Theo đó, ông dự báo, năm nay 2023 vẫn là năm khó khăn nhưng trong khó khăn đã bắt đầu có một vài điểm sáng.
ĐÌNH VŨ
29, Tháng 03, 2023 | 06:39

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành nhận định, dù phải đối mặt với 2 cơn gió ngược nhưng Việt Nam vẫn có những may mắn đến từ hoàn cảnh khách quan. Theo đó, ông dự báo, năm nay 2023 vẫn là năm khó khăn nhưng trong khó khăn đã bắt đầu có một vài điểm sáng.

hoi-thao-vien-kinh te

Hội thảo Kinh tế Việt Nam trước khó khăn và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Ảnh: NT

Ngày 28/3, Viện Kinh tế Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Kinh tế Việt Nam trước khó khăn và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu".

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, thế giới đang phải đối mặt với 3 chữ bất là "bất thường, bất ổn và bất định". Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn nên sẽ chịu tác động từ những biến động của kinh tế thế giới.

Giới thiệu bối cảnh thế giới, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, một số xu thế chính gồm: Một là xung đột Nga - Ukraine khó đoán định, mức độ ngày càng leo thang, có nguy cơ dẫn tới chiến tranh hạt nhân trên toàn cầu. Điều này làm tăng quá trình phân mảnh chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến quá trình toàn cầu hoá thụt lùi, tạo ra bất ổn lớn. Trong đó, nổi lên ba bất ổn là an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh tài chính.

Thứ 2 là chiến tranh lạnh và chủ nghĩa dân tộc đang quay trở lại. Các tổ chức quốc tế buộc phải rà soát lại về vai trò của mình với thế giới. Trong khi đó, các liên minh mới trên thế giới dần lộ diện như Nga - Trung Quốc,.. biến thế giới từ đơn cực trở thành đa cực.

Thứ 3, thế giới phải đối mặt với xu hướng lạm phát tiếp tục cao. FED nâng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp, lên mức cao kỷ lục, tác động mạnh tới tỷ giá, thương mại, dòng đầu tư của các nước. Bất ổn tài chính gần đây làm niềm tin của nhà đầu tư đi xuống, tiềm ẩn sự đổ vỡ giống khủng hoảng tài chính 2008.

Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng, xu hướng phuc hồi sau COVID-19 theo hướng xanh hoá và số hoá đang trở thành xu hướng khách quan của kinh tế thế giới.

Phát biểu tham luận tại hội thảo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định, thế giới đang thay đổi rất nhanh, điều hành chính sách vì thế cũng thay đổi không chỉ theo quý mà còn theo tháng, có cả những phản ứng tức thì khi có biến động lớn.

Việt Nam ở bối cảnh khác thế giới, ví như năm 2020 Việt Nam được coi là ngôi sao sáng về tăng trưởng kinh tế, phòng chống dịch thì sang tới năm 2021, chúng ta chậm lại khi cả thế giới tăng trưởng cao. 

Cho đến nay, Việt Nam đang phải đối diện với 2 cơn gió ngược là suy giảm kinh tế thế giới - đặc biệt lại gắn với đối tác chính về thương mại, đầu tư, du lịch lớn của Việt Nam; Thứ 2 là điều kiện tài chính, tiền tệ khó khăn, ngặt nghèo, trắc trở hơn nhiều; thời kỳ tiền rẻ và dễ đã kết thúc, kéo theo đó là rất nhiều rủi ro có thể lan toả về dịch chuyển dòng vốn.

"Dù chúng ta tăng trưởng tốt trong năm 2022 nhưng con số này đang che chấp khó khăn xuất hiện từ quý III", ông Thành nói. Khó khăn đầu tiên nổi lên là từ tài chính, tiền tệ với 3 vấn đề. Một là thanh khoản: M2 cả năm chỉ tăng quanh mốc 6%, trong khi tín dụng tăng 14-15%, dẫn tới căng thẳng thanh khoản. Nhiều ngân hàng cho vay trung, dài hạn (chủ yếu bất động sản) tăng nhanh hơn bình quân, dẫn tới sai cơ cấu, thời hạn. Có ngân hàng huy động 100 đồng nhưng cho vay tới 110 đồng. Căng thẳng thanh khoản còn do hành vi găm giữ USD khi tỷ giá VND/USD tăng mạnh vào tháng 7, 8/2022.

Thứ 2 là thị trường vốn, TPDN "đóng băng". Cụ thể, 1/3 trái phiếu doanh nghiệp là bất động sản, phần lớn là bán cho nhà đầu tư cá nhân. Vì vậy, nếu không giải quyết tốt thị trường trái phiếu không chỉ kéo theo sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, ngân hàng, mà còn có thể là hệ luỵ xã hội. Ngoài ra, kinh tế thực cũng bắt đầu cho thấy khó khăn hơn nhiều từ cuối quý III/2022.

Tuy nhiên, cùng với những cơn gió ngược, theo ông Thành, chúng ta cũng sẽ có những may mắn đến từ hoàn cảnh khách quan như chính sách tiền tệ của các quốc gia đã bớt "diều hâu", lạm phát thế giới qua đỉnh. Cùng với đó, nền kinh tế Trung Quốc với dự báo tăng trưởng trên 5% bắt đầu mở cửa, trong khi, triển vọng xử lý thị trường bất động sản, tài chính của thị trường này có nhiều dấu hiệu tích cực. "Đây là thị trường thương mại lớn nhất với Việt Nam, kỳ vọng chúng ta có thể tranh thủ được quá trình này để phục hồi", ông Thành nói.

Ngoài ra, TS. Võ Trí Thành cho rằng, điều hành chính sách tiền tệ đã tích cực hơn, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bớt căng thẳng. Chỉ số thể hiện rõ nhất vấn đề này là lãi suất vay qua đêm hiện rất thấp. Theo, dự báo năm nay 2023 vẫn là năm khó khăn nhưng trong khó khăn đã bắt đầu có một vài điểm sáng.

Thách thức từ thu hút FDI

nguyen-anh-tuan-0859

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực VAFIE, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư. Ảnh: Trọng Hiếu.

Tiếp nối các ý của TS. Võ Trí Thành, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, khó khăn về vốn là vấn đề đáng quan tâm nhất thời điểm hiện tại và nên có những nghiên cứu sâu để có giải pháp đồng bộ từ thực tiễn, cũng như kinh nghiệm quốc tế. Cần đặt ra vấn đề, nếu không thể giải quyết số trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn trong năm 2023 (khoảng 130.000 tỷ đồng) thì tình hình sẽ đi đến đâu?

Cùng với đó, theo các tổ chức quốc tế, hiện nay vướng mắc pháp lý, chậm trễ hướng dẫn luật và cấp phép đầu tư diễn ra khắp nơi, ở tất cả các địa phương. Điều này dẫn tới tình trạng, có hàng nghìn tỷ USD của nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn đang phải chờ quy hoạch, đợi phê duyệt chủ trương đầu tư.

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy tình trạng đáng lo ngại về thu hút FDI trong thời gian tới. Cụ thể, năm 2022, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 22,39 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2021, tuy nhiên vốn FDI đăng ký mới chỉ đạt 27,71 tỷ USD, chỉ bằng 89% so năm trước. 

Trong 3 tháng đầu năm 2023, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm. Cụ thể, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,5 tỷ USD, chỉ bằng 61% cùng kỳ năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 4,3 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

"Thu hút đầu tư nước ngoài đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD. Thủ tướng đã thành lập tổ công tác đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên, hành động của Việt Nam vẫn khá chậm so với các nước trên thế giới. Nếu Việt Nam không theo kịp các nước trong thiết kế chính sách, rất có thể chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau trong thu hút đầu tư nước ngoài", TS. Nguyễn Anh Tuấn nói.

Đề xuất giải pháp, TS. Nguyễn Anh Tuấn khuyến nghị: Thứ nhất, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư kinh doanh; Khắc phục tình trạng chây ỳ, ách tắc trong giải quyết các thủ tục về đầu tư - kinh doanh, nhất là thủ tục cấp phép đầu tư, thủ tục đất đai. Sớm ban hành Quy hoạch điện VIII và danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư.

Thứ 2 là thực thi có hiệu quả các giải pháp đã được đề ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, nhất là Nghị quyết 08 về phát hành TPDN riêng lẻ, Nghị quyết 33 về tháo gỡ vướng mắc thị trường bất động sản và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ của Nhà nước, tiếp cận vốn với chi phí hợp lý qua kênh ngân hàng, huy động vốn qua thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ 3 là triển khai hiệu quả chương trình phục hồi kinh tế. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện chương trình này, nhất là kết quả hỗ trợ doanh nghiệp; quyết liệt thúc đẩy giải ngân đầu tư công vừa là động lực cho tăng trưởng vừa là vốn mồi cho nền kinh tế; Tháo gỡ kịp thời các rào cản để tăng cường thu hút vốn FDI phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

"Cùng với đó, cần khẩn trương nghiên cứu, thiết kế chính sách thu hút FDI trong bối cảnh mới, phù hợp với quy tắc Thuế suất tối thiểu toàn cầu nhằm giữ chân các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng của Thuế suất tối thiểu toàn cầu và thu hút các dự án mới phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới", Phó Chủ tịch thường trực VAFIE nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ