Doanh nghiệp nên ứng phó thế nào trước khủng hoảng và biến động toàn cầu?

Nhàđầutư
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương cho rằng, mỗi doanh nghiệp nên là "một người nội trợ giỏi", phải biết thắt lưng buộc bụng; thanh lý nhanh những đầu tư trung - dài hạn đang ngốn nhiều tiền mà không có thu nhập, chỉ giữ những cái làm ra tiền…
NGUYỄN TRI
06, Tháng 07, 2023 | 06:30

Nhàđầutư
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương cho rằng, mỗi doanh nghiệp nên là "một người nội trợ giỏi", phải biết thắt lưng buộc bụng; thanh lý nhanh những đầu tư trung - dài hạn đang ngốn nhiều tiền mà không có thu nhập, chỉ giữ những cái làm ra tiền…

Theo GS-TS kinh tế Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản) cho hay, hoạt động của doanh nghiệp thăng trầm theo tình hình thế giới và tình hình vĩ mô trong nước.

Tuy nhiên, ông Thọ đánh giá, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong nước đang giữ được hướng tiến lên. Thời gian tới, ông Thọ cho rằng, các doanh nghiệp cần tăng sức "đề kháng" để giảm thiểu tổn thương khi có biến động.

Nói về cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt Nam, ông Thọ cho hay, kinh tế thế giới biến động, giảm tốc nhưng chưa khủng hoảng. Tại Việt Nam, dư địa để các doanh nghiệp nước ta tham gia vào chuỗi cung ứng rất lớn, ngoài ra, dòng thác FDI đang đến nước ta.

doanh-nghiep-trong-bien-dong-toan-cau (2)

Năm 2023 được dự báo là năm có nhiều khó khăn, thách thức. Ảnh: N.T

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp nước ta tham gia công nghiệp hỗ trợ quá ít. Ông Thọ dẫn chứng, nguồn vốn FDI còn chiếm áp đảo trong ngành điện tử, có khoảng 500 doanh nghiệp trong ngành điện tử thì đã khoảng 400 là doanh nghiệp FDI.

Còn theo chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương, nội lực kinh tế (cơ sở hạ tầng, môi trường làm ăn, độ minh bạch an toàn đầu tư…) vẫn chưa đủ mạnh để thu hút đầu tư chất lượng cao nhiều và ổn định, để duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm có giá trị gia tăng cao, giúp vượt khó trong giai đoạn suy thoái.

"Trong số gần 100 công ty quốc tế có tiếng mới đây muốn rời Trung Quốc đi nơi khác sản xuất, thì chỉ 15 công ty có chất lượng giá trị gia tăng thấp nhất chọn đến Việt Nam", ông Chương thông tin.

Về chiến lược ứng phó khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, ông Chương cho rằng, đầu tiên, doanh nghiệp nên là "một người nội trợ giỏi", phải biết thắt lưng buộc bụng (cắt giảm chi phí tối đa); thanh lý nhanh những đầu tư trung - dài hạn đang ngốn nhiều tiền mà không có thu nhập, chỉ giữ những cái làm ra tiền…

Tiếp đó, doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin vi mô, vĩ mô của thế giới và trong nước liên quan đến ngành nghề, công việc của mình. Tuy nhiên, để đầu tư hẳn một bộ phận chuyên thu thập và phân tích thông tin một cách chuyên nghiệp là khá phức tạp và tốn kém cho một doanh nghiệp.

Cùng với đó, trật tự thế giới mới đang hình thành, sẽ có cách quan hệ và làm ăn mới nên doanh nghiệp cần liên tục đánh giá thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của mình.

"Nếu không còn chứng minh được lợi thế cạnh tranh thì nên buông bỏ sớm, không luyến tiếc để bảo tồn lực lượng và suy nghĩ, chuẩn bị những công việc mới phù hợp hơn với thị trường tương lai…", ông Chương chia sẻ.

Khó chồng khó

Tại tọa đàm "Doanh nghiệp ứng phó khủng hoảng trong biến động toàn cầu", ông Trương Phước Ánh, Chủ nhiệm CLB Hội viên Vàng - Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng (YBA Đà Nẵng) cho biết, năm 2023 được dự báo là năm có nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh vừa thoát ra khỏi hai năm đại dịch, sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chịu tác động bởi các yếu tố nghịch chiều.

Theo đó, cuộc chiến Nga – Ucraina khiến lạm phát gia tăng, nhu cầu của các nền kinh tế phát triển giảm mạnh, giá nguyên liệu sản xuất tăng cao, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đứt gãy. Trước áp lực của các thách thức nêu trên, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp như tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, bảo hộ mậu dịch.

doanh-nghiep-trong-bien-dong-toan-cau (1)

Các chuyên gia, doanh nhân chia sẻ tại tọa đàm "Doanh nghiệp ứng phó khủng hoảng trong biến động toàn cầu". Ảnh: N.T 

Ông Ánh cũng cho hay, Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ nhưng có độ mở lớn, do đó, những tác động tiêu cực của biến động kinh tế thế giới đã gây ra cho chúng ta những khó khăn rất lớn. Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, bản thân nước ta cũng có những yếu tố cản ngại nội tại.

Trong 4 tháng đầu năm 2023, có hơn 77.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường (tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước), gần bằng với tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Doanh nghiệp khó khăn dẫn đến việc người lao động mất việc làm.

Qua thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023, có gần 547.000 lao động tại 1.300 doanh nghiệp bị giảm giờ làm, ngừng việc.

Cùng với đó, trong phiên họp 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đánh giá, trong rất nhiều khó khăn của nền kinh tế thì những khó khăn của doanh nghiệp là vấn đề lớn nhất.

Trong khi đó, ông Lê Trí Hải, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch YBA Đà Nẵng cho hay, trong thời chiến mỗi người dân là một chiến sĩ, trong thời bình các doanh nhân cũng được xem là một chiến sĩ.

Tuy nhiên, những chiến sĩ trong giai đoạn hiện nay có nhiều ẩn số, rất nhiều thách thức từ sự phức tạp của nền kinh tế, đến vấn đề nội tại của nền kinh tế mở…

"Cách đây 3-4 năm, tôi không hề nhận được cuộc điện thoại nào của anh em để mượn, vay tiền. Nhưng cuối năm 2022, đầu năm 2023, tôi nhận được những cuộc điện thoại của nhiều người để hỏi vay những lượng tiền rất nhỏ", ông Hải thông tin thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ