Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh: 'Đã đến lúc thích ứng dần với sự tồn tại lâu dài của COVID-19'

Chia sẻ trên trang facebook cá nhân, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh viết: "Nếu tôi không phải là một doanh nhân, tôi sẽ sống rất ổn trên môi trường trực tuyến... Mà ngay cả khi phải nuôi cả một công ty với cả trăm nhân lực, tôi cũng vẫn không đến nỗi quá căng thẳng trong mấy đợt lockdown vừa rồi”.
LÝ TUẤN (tổng hợp)
06, Tháng 10, 2021 | 15:43

Chia sẻ trên trang facebook cá nhân, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh viết: "Nếu tôi không phải là một doanh nhân, tôi sẽ sống rất ổn trên môi trường trực tuyến... Mà ngay cả khi phải nuôi cả một công ty với cả trăm nhân lực, tôi cũng vẫn không đến nỗi quá căng thẳng trong mấy đợt lockdown vừa rồi”.

Ngày 6/10, chia sẻ quan điểm của mình trên trang Facebook cá nhân về vấn đề giãn cách xã hội do dịch COVID-19, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh, cho biết, ông đã có 2 tháng ở nông thôn Ba Vì và cả nhà 3 người chi tiêu đơn giản mất chừng 1 triệu đồng mỗi tuần.

“Nếu tôi không phải là một doanh nhân, tôi sẽ sống rất ổn trên môi trường trực tuyến, mỗi tuần viết đôi ba bài báo, làm một hai cuộc đào tạo trực tuyến. Mà ngay cả khi phải nuôi cả một công ty với cả trăm nhân lực, tôi cũng vẫn không đến nỗi quá căng thẳng trong mấy đợt lockdown (đóng cửa) vừa rồi”, ông Vinh chia sẻ.

Theo vị chuyên gia này, nhờ chuyển dịch mạnh mẽ sang tư vấn chiến lược, nên có những tháng 100% công ty hoạt động online (trực tuyến) vẫn có khách hàng, thậm chí là khách hàng lớn. Đặc biệt là mảng xuất bản gần như về “mo”, nhưng tư vấn chiến lược truyền thông, marketing và thương hiệu cho ông cơ hội sinh tồn tốt hơn nhiều agency (dịch vụ truyền thông, quảng cáo) khác.

16427798_10210352217555121_3003868571092614209_n

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh. Ảnh: Facbook nhân vật

Tuy nhiên, ông Vinh cũng nhìn nhận, nếu một mình ông sống sót trong thời gian giãn cách thì cũng không có ý nghĩa gì, bởi ngành marketing là một cái “hàn thử biểu” của nền kinh tế.

“Quý III vừa qua, chúng ta giảm phát 6,17%. Ngành dịch vụ mà công ty tôi là một thành phần giảm tới 9,28%. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 16,7%, doanh nghiệp giải thể tăng 5,9%, trong khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 13,6%, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 6,6%”, ông Vinh chia sẻ và đặt vấn đề: “Nếu quý IV này không có một lực đẩy thật sự có ý nghĩa thì các bạn dự đoán tình hình kinh tế năm 2021 sẽ như thế nào?”.

Bên cạnh đó, Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh cũng cho biết thêm, một khách hàng của ông có nhà máy ở Ninh Bình, Hà Nam, liên tục phải đóng cửa truy vết, mỗi tháng chi hàng chục tỷ đồng chống dịch. Tương tự, một khách hàng khác có chuỗi hàng trăm cửa hàng, trong thời điểm căng thẳng, gần như đóng cửa tuyệt đối, hàng bán online cũng không được ship.

“Có khách hàng làm resort, bỏ tiền vận hành, chăm sóc chỉ để phục vụ cho chính mình, vì không có khách. Ngành hàng không thì đương nhiên điêu đứng tột cùng, không cần nói nữa”, ông Vinh chia sẻ.

Mặt khác, trích dẫn từ báo VnExpress về thống kê của Bộ Công an, ông Vinh cho biết, hiện có 3,5 triệu người ở các địa phương cả nước làm việc tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, trong đó 2,1 triệu người muốn về quê.

“Những ngày qua, chúng ta chứng kiến làn sóng ồ ạt người lao động di cư từ những nơi từng là miền đất hứa của họ. Sau đại dịch, chúng ta sẽ thấy một sự biến động lớn trong phân bổ dân cư – chẳng biết thế sẽ là hay hay là dở. Nhiều người lao động nghèo nông thôn sẽ nhận ra rằng thà ở nhà làm ruộng, làm nông, rau cháo quẩn quanh còn hơn đánh liều tìm nguồn thu nhập từ các nhà máy trong thành phố. Các thành phố sẽ thiếu nhân lực lao động, chi phí tuyển dụng, đào tạo sẽ tăng lên, và sức cạnh tranh về lực lượng lao động trẻ và rẻ của chúng ta, lâu này là lợi thế, sẽ giảm sút”, Chuyên gia truyền thông này nhận định.

Ngoài ra, nói về việc “thiên hạ” share tin fake (giả mạo) về việc Nike và Adidas chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam. Ông Vinh cho rằng: “Chưa đâu, vì họ mới chỉ tìm kiếm nguồn sản xuất cho các lô hàng lẽ ra được sản xuất ở Việt Nam cho mùa Giáng sinh và Năm mới sắp tới. Nhưng đừng vội tự mãn, bởi chuỗi cung ứng của chúng ta mà phục hồi chậm thì chả có gì đảm bảo các thị trường “tạm” của họ không tận dụng lợi thế để cướp luôn miếng bánh của mình. Có anh bạn tôi nói nền kinh tế của chúng ta như cái đoàn tàu cũ kỹ, trót đóng băng, cấm chạy lâu rồi, muốn khởi động lại không phải dễ”.

Cũng theo ông Lê Quốc Vinh, hôm qua, Hải Phòng bảo là người Hà Nội xuống đấy sẽ phải cách ly 7 ngày. Hà Nội thì không cho chuyến bay nào bay đến Nội Bài. Và không biết còn địa phương nào đang cấm cửa những người anh em của mình nữa hay không.

"Chiều qua, tôi đến làm việc ở Đài Truyền hình Việt Nam. Thủ tục bao gồm quét QR Code để vào form đăng ký đến làm việc, quét QR Code bằng app PC-COVID để khai báo sức khoẻ, đeo khẩu trang, vào đến sảnh phải rửa tay sát khuẩn, rồi làm việc trong môi trường giãn cách, online… Sao người ta không làm thế cho người di chuyển liên tỉnh nhỉ, thậm chí còn làm “căng” hơn, như là xét nghiệm âm tính và chứng nhận tiêm vaccine… để ít nhất thì cũng có một số người anh em được về nhà, được đến làm việc, và bắt đầu khởi động lại cỗ máy kinh tế đi?

Cũng hôm qua, tôi thấy trên tờ The Irish Times cái tin bà Thủ tướng New Zealand tuyên bố từ bỏ kế hoạch “Zero COVID”. New Zealand là thành trì cuối cùng (ngoài Trung Quốc) kiên trì theo đuổi mục tiêu triệt tiêu hoàn toàn các ca lây nhiễm. Na-uy thì tuyên bố xếp loại COVID-19 không nguy hiểm hơn cúm thường. Việt Nam mình không nên chuyển sang thái cực coi thường COVID-19, nhưng đã đến lúc tìm cách thích ứng dần với sự tồn tại lâu dài của loại virus này. Mà phải hành động từ bây giờ, đừng chờ đến lúc muốn khởi động lại cũng không khởi động được nữa.

Phongtoa-LQV

Minh họa của Carlin/FB Lê Quốc Vinh

Tôi hoàn toàn có thể hành động và phát ngôn y như cái cặp đôi sang chảnh trong bức biếm hoạ này. Nhưng tôi hiểu những người ở phía bên kia bức tường đang nghĩ gì", Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ