Chính sách tiền tệ cần chuyển trạng thái sang 'nới lỏng thận trọng'

Nhàđầutư
Đây là khuyến nghị của TS. Cấn Văn Lực khi nói về công tác điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023.
ĐÌNH VŨ
11, Tháng 05, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Đây là khuyến nghị của TS. Cấn Văn Lực khi nói về công tác điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023.

z4332237019614_8deb94ae6710c2985d4295aede638941

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: SBV

Ngày 10/5, Ngân hàng Nhà nước đã kết hợp với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2023 với chủ đề Điều hành chính sách tiền tệ trước biến cố kinh tế thế giới.

Theo Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà, trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, các công cụ điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để xử lý hài hòa đa mục tiêu mâu thuẫn nhau.

Cơ quan quản lý phải cùng lúc đối mặt với các vấn đề như: Làm sao để vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch mà vẫn đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao, các nước đã thực hiện cuộc chiến chống lạm phát rất quyết liệt; vừa giảm áp lực mất giá mạnh của VND trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh; vừa phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế.

Phó Thống đốc khẳng định, khó khăn của nền kinh tế là một tổng thể. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn cuối cùng sẽ bị chuyển về phía ngân hàng. Vì vậy, cần tìm được điểm hài hoà vừa hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống.

Nhận định về tình hình kinh tế năm 2023, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho biết, giá cả, lạm phát, lãi suất toàn cầu giảm nhưng còn ở mức cao. Rủi ro tài chính - tiền tệ tăng khiến tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu mong manh hơn, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, du lịch quốc tế và thị trường tài chính của Việt Nam.

"Năm nay tình hình trong nước trở nên khó khăn hơn năm 2022 vì tình hình thế giới xấu đi. Trong nước lần đầu tiên một số ngành như sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng trưởng âm, trong khi đó số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tiếp tục tăng mạnh", TS. Cấn Văn Lực nói.

Theo đó, Viện Nghiên cứu BIDV dự báo, tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ chỉ đạt khoảng 5,5-6% và CPI tăng khoảng 4-4,5%. Tình hình được cải thiện hơn vào năm 2024 với GDP tăng trưởng khoảng 6-6,5%, CPI giảm xuống còn 3,5-4%.

Đánh giá về những rủi ro thách thức Việt Nam năm 2023, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh một số vấn đề gồm: Kinh tế thế giới suy thoái nhẹ, cục bộ dẫn tới thị trường xuất khẩu đầu tư bị thu hẹp, tăng chậm lại; du lịch quốc tế phục hồi chậm hơn so với các nước. Mặt bằng lãi suất đang giảm nhưng còn cao; rủi ro thị trường tài chính tiền tệ quốc tế tăng, tác động tiêu cực đến Việt Nam.

Ngoài ra, giải ngân chương trình phục hồi và đầu tư công chưa thể có đột phá; doanh nghiệp còn nhiều khó khăn (pháp lý, nguồn vốn, nhân sự,...). Việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và TCTD gặp nhiều thách thức; nợ xấu gia tăng. Trong khi đó, rủi ro thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản cần thời gian để xử lý và lành mạnh hoá.

Để giảm thiểu rủi ro, thách thức, đẩy nhanh quá trình phục hồi, TS. Cấn Văn Lực hiến kế: Chính sách tiền tệ cần đa mục tiêu hơn nữa, thêm trọng tâm "ổn định tiền tệ - tài chính".

"Đây là thời điểm cần chuyển trạng thái điều hành từ chặt chẽ, thận trọng sang "nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng". Cần tiếp tục giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, có chính sách cơ cấu lại nợ, hỗ trợ thanh khoản và đẩy mạnh cơ cấu lại các TCTD", TS. Cấn Văn Lực nói.

Theo đó, dự báo FED sẽ chỉ tăng lãi suất lần cuối trong năm nay vào  ngày 3/5 vừa qua. Từ nay tới cuối năm lãi suất FED chỉ đi ngan và bắt đầu đảo chiều từ đầu năm tới. Năm nay USD mất giá, đẩy các đồng tiền khác tăng giá trở lại, trong đó có VND.

TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, trong thời gian tới, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. "Chúng ta có thể cân nhắc thêm về bộ ba bất khả thi. Theo kinh nghiệm tham khảo từ Trung Quốc thì nước này đã chấp nhận hy sinh tỷ giá để đảm bảo lưu chuyển dòng vốn mà vẫn kiểm soát được rủi ro của dòng vốn. Việt Nam có thể nên xem xét để xem nên làm gì hiện nay", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Chia sẻ về một số định hướng chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới, bà Dương Thị Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ NHNN nhấn mạnh, một trong những yếu tố cần quan tâm hiện nay là dù FED và NHTW các nước đã thông báo dừng tăng lãi suất nhưng áp lực lạm phát, lãi suất vẫn tiềm ẩn, buộc cơ quan quản lý phải thận trọng, linh hoạt để vừa kiểm soát lạm phát vừa hỗ trợ nền kinh tế.

"Chủ chương của NHNN là tăng trưởng an toàn, hiệu quả đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực ưu tiên. Khi điều hành thì NHNN phải vừa ưu tiên kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng", bà Bình nói.

Trong thời gian tới, việc điều hành CSTT còn gắn với tái cấu trúc nền kinh tế. "Doanh nghiệp muốn vay được vốn thì phải đáp ứng được các yêu cầu, chứng minh năng lực, hoạt động hiệu quả, khả thi. Bên cạnh đó, phải giảm phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy, để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng một mặt phụ thuộc vào NHNN nhưng cũng phụ thuộc vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng lực doanh nghiệp, cải thiện chất lượng thị trường vốn", Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ NHNN bày tỏ quan điểm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ