[Café cuối tuần] Những ngọn gió mát lành

Nhàđầutư
Cuối tuần đầu mùa hè, đã rất bức bối. Đã thế, lại thêm tin tức về số ca nhiễm dịch COVID-19 tiếp tục căng thẳng và liên miên nữa. Bản tin này trước chỉ căng nhất vào lúc 19 giờ, bây giờ thì cả sáng, trưa và tối, đều căng thẳng…
NGUYỄN THÀNH PHONG
22, Tháng 05, 2021 | 07:39

Nhàđầutư
Cuối tuần đầu mùa hè, đã rất bức bối. Đã thế, lại thêm tin tức về số ca nhiễm dịch COVID-19 tiếp tục căng thẳng và liên miên nữa. Bản tin này trước chỉ căng nhất vào lúc 19 giờ, bây giờ thì cả sáng, trưa và tối, đều căng thẳng…

Thế giới đã bắt đầu có những tin tốt lành. Ở Mỹ, ở Ý, các giải thể thao đã mở trở lại, khẩu trang đã bớt đi...

Chúng ta đã đi qua một năm rưỡi trong trạng huống không bình thường. Xác lập được bình thường mới,rồi lại không bình thường tiếp, rồi lại bình thường mới nữa… Đã có lúc tưởng như ta đến gần đích chiến thắng đại dịch lắm rồi. Nhưng mà chưa đâu! Một đại dịch làm cả nhân loại xiêu liêu, thì đất nước liên thông như chúng ta, chẳng thể nào đi qua dễ dàng được cả.

D9C4D096-8590-49B9-8A7B-DE1168BB35A2

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thay mặt ngành y tế tiếp nhận hỗ trợ 4 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của Tập đoàn Vingroup từ Phó chủ tịch HĐQT Lê Khắc Hiệp. Ảnh: Trần Minh

Bây giờ mới là thử thách thực sự. Bộ Y tế mới công bố thêm nhiều ca dương tính với COVID-19 tại bốn tỉnh Bắc Giang, Điện Biên, Hải Dương, Bắc Ninh, nâng tổng số ca nhiễm cộng đồng từ trong đợt dịch thứ 4 lên 1.786. Đến nay, đã có tới 30 tỉnh thành trên cả nước có người mắc bệnh dịch. Số ca nhiễm vẫn tăng nhanh vài chục ca mỗi ngày ở Bắc Giang, tập trung ở ổ dịch khu công nghiệp Quang Châu và Vân Trung, huyện Việt Yên. Tỉnh Bắc Giang đã quyết định giãn cách xã hội từ chiều 19/5 toàn TP. Bắc Giang với hơn 200.000 dân. Dịch bùng phát đúng lúc người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) đang bước vào vụ thu hoạch vải thiều…

Lần đầu tiên, dịch COVID-19 đã lan tới TP.HCM. Mấy ngày qua, thành phố này đã liên tiếp ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng và ngành y tế thành phố đang tập trung cao độ trước diễn biến này, đã ngay lập tức phong toả 8 điểm là nơi sống, làm việc của các ca nhiễm và nghi nhiễm cùng với việc xét nghiệm mở rộng cho hơn 6.000 người. Lãnh đạo thành phố quyết định tạm dừng bán tại chỗ các quán ăn bên đường, chỉ cho bán mang về nhà, đồng thời dừng tất cả các hoạt động lễ hội, tôn giáo từ 20 người trở lên, dừng các cuộc hội họp từ 30 người trở lên, không cho tập trung quá 20 người tại nơi công cộng...

Việt Nam đã phát đi thông điệp mới từ người đứng đầu Chính phủ, thay đổi tư duy phòng chống dịch COVID-19 từ phòng ngự sang chủ động, tấn công. Trải nghiệm của cả thế giới vừa qua đã cho thấy, vũ khí chủ động chiến đấu với đại dịch này chính là vaccine. Các nước giàu như Mỹ, như Ý đã bắt đầu khống chế thành công đại dịch này chính là từ nguồn sức mạnh tri thức về nghiên cứu và nguồn lực kinh tế trong sản xuất vaccine.

Nhưng chúng ta là nước nghèo. Theo tính toán sơ bộ, Việt Nam cần tới 150 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, với tổng chi phí khoảng 25.200 tỷ đồng. Trong đó, 21.000 tỷ đồng là tiền mua vaccine, khoảng 4.200 tỷ còn lại là vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng... Để mua vaccine, ngân sách trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và huy động đóng góp xã hội khoảng 9.200 tỷ đồng. Một nguồn chi khổng lồ…

Nhưng chính vào thời điểm này, đã xuất hiện những tin tức như những ngọn gió mát lành. Đầu tiên là việc Thủ tướng Chính phủ khẳng định việc mua vaccine phòng COVID-19 cho người dân là việc cấp bách trong tình trạng đặc biệt. Liền đó, Chính phủ quyết định dùng nguồn tiền ủng hộ và huy động xã hội, huy động các doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ để mua vaccine. Quyết định này được đưa ra từ đề xuất của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Theo đó, toàn bộ số tiền MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã tiếp nhận ủng hộ sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước để mua vaccine.

Ngay trong ngày 21/5/2021, trên báo chí và mạng xã hội, đã có nhiều thông tin về các con số đóng góp ủng hộ của doanh nghiệp: 100 tỷ từ các ngân hàng Vietinbank, BIDV, Vietconbank, Agribank. Vingroup trao số tiền để đủ mua 4 triệu liều vaccine (Theo tính toán sơ sơ 4 triệu liều vaccine x 500.000 đồng = 2.000 tỷ đồng). HDBank đóng góp 60 tỷ đồng… Những con số như thế này sẽ còn xuất hiện nhiều nữa trong những ngày tới…

Cũng trong ngày 21/5, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ này đã nỗ lực đàm phán với các đầu mối cung ứng vaccine trên thế giới. Đến nay, tổng số liều vaccine mà nước ta có được thông qua đàm phán là hơn 100 triệu liều, bao gồm 38,9 triệu liều từ Chương trình COVAX Facility, 30 triệu liều từ Astra Zeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã đăng ký với COVAX để mua thêm 10 triệu liều theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí…

Như vậy, so với yêu cầu 150 triệu liều là chưa đủ, nhưng cũng không còn cách xa lắm. Chúng ta đã sắp tiến tới việc hoàn toàn nắm lấy vũ khí quan trọng nhất để chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại bình thường và tiếp tục phát triển đất nước.

Vì thế, rất cần thêm những làn gió mát nữa. “Đấu tranh này là trận cuối cùng. Kết liên lại vì ngày mai!” - Lời bài hát Quốc tế ca giờ càng thêm ý nghĩa mới!

Những làn gió mát ấy chính là biểu hiện sinh động, đẹp đẽ của sức mạnh quốc gia, là kết tinh của những chủ trương đúng đắn và phù hợp trong đầu tư, phát triển kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, trong thời kỳ đã qua và sắp đến!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ