[Café cuối tuần] Để không còn những nỗi đau...

Nhàđầutư
Cuối cùng thì thông tin không mong muốn nhất đã được cảnh sát Anh thông tin, rằng có người Việt Nam trong số 39 nạn nhân chết trong xe container được phát hiện ở Essex, Anh. Một thảm kịch đớn đau với những người con miền Trung ra nước ngoài chỉ với khát vọng được đổi đời.
PHONG CẦM
02, Tháng 11, 2019 | 09:30

Nhàđầutư
Cuối cùng thì thông tin không mong muốn nhất đã được cảnh sát Anh thông tin, rằng có người Việt Nam trong số 39 nạn nhân chết trong xe container được phát hiện ở Essex, Anh. Một thảm kịch đớn đau với những người con miền Trung ra nước ngoài chỉ với khát vọng được đổi đời.

vu-39-nguoi-chet-o-Anh

 

Báo chí Anh thông tin: "Trợ lý Cảnh sát trưởng hạt Essex Tim Smith tin rằng các nạn nhân là người Việt Nam, và chúng tôi đang liên hệ với chính phủ Việt Nam”. Như vậy là thông tin không mong muốn nhất - có người Việt Nam trong số 39 nạn nhân đã được phía cảnh sát Anh công bố. Mong rằng, các cơ quan liên quan của Anh và Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để sớm công bố danh tính của tất cả 39 nạn nhân và có chính sách hỗ trợ để sớm đưa thi thể con em về với các gia đình. 

Có thể nói, thảm kịch 39 người chết trong container tại Anh xảy ra giữa lúc các thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam đang gặp phải nhiều bất ổn. Đặc biệt là nạn lao động bỏ trốn, sống và làm việc bất hợp pháp tại một số nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Angola...

Dù Bộ LĐ-TB&XH đã có nhiều nỗ lực nhưng xem ra đến thời điểm này vẫn chưa có biện pháp tối ưu để ngăn chặn tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp. Điển hình như ở thị trường Hàn Quốc, sau khi hết hạn hợp đồng, nhiều lao động đã ở lại làm việc "chui".

Số lao động "chui" này tiếp tục rủ rê, lôi kéo các lao động khác ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp dù biết trước là sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Có thể nói, Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp vào loại cao nhất hiện nay. 

Vì xuất khẩu lao động "chính ngạch" sang các thị trường cho thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản gặp khó nên nhiều con em các tỉnh miền Trung ra nước ngoài bằng đường "tiểu ngạch" (đi "chui"). Họ chấp nhận đối mặt với mọi rủi ro, thậm chí cả tính mạng bản thân chỉ với một khát vọng - làm giàu để thay đổi cuộc sống bản thân và gia đình.

Khát vọng có việc làm, có cuộc sống tốt đẹp hơn là khát vọng chính đáng của thanh niên. Vì thế, đã từ lâu, lớp lớp con em miền Trung đã phải bươn chải ở nhiều nước để mưu sinh. Nhiều ngôi làng đổi thay, mọc lên những ngôi nhà khang trang nhờ khoản tiền từ con em làm việc ở nước ngoài gửi về. Đến Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) hay Đô Thành (Yên Thành, Nghệ An) ai ai cũng phải nể phục vì nhờ xuất khẩu lao động mà cuộc sống người dân nơi đây trở nên giàu có.

Người viết bài này từng có một thời gian dài theo dõi xuất khẩu lao động. Từng chứng kiến nhiều nỗi đau khi con em không may bỏ mạng nơi xứ người. Nhiều lao động ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, để lại bố mẹ già, vợ và con thơ... Không chỉ sang các nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia..., nhiều thanh niên miền Trung còn sang tận các nước châu Phi xa xôi để tìm kiếm việc làm dù biết khí hậu, văn hoá... khác xa với Việt Nam. Họ vẫn chấp nhận đi nửa vòng trái đất để thay đổi cuộc sống gia đình. Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), có những ngôi làng gọi là làng Angola. Ở đó, mọc lên những ngôi nhà cao tầng đỏ chót... 

Thật khó để ngăn cản bước chân của con em miền Trung ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đổi  đời khi mà nhu cầu việc làm trong nước hầu như bị đóng cửa. Không công ăn việc làm sẽ khiến nhiều thanh niên miền Trung rơi vào bi kịch, thậm chí vướng vào tệ nạn. Vì thế, để thay đổi, không còn cách nào khác, họ phải ra nước ngoài để mong muốn thay đổi số phận của mình và gia đình.

Còn nhớ, vào năm 2014, tác giả bài viết với mong muốn tìm hiểu lao động Việt Nam đang làm việc tại Angola (chủ yếu là lao động đến từ Nghệ An và Hà Tĩnh) đã đến châu Phi. Ngay giữa Thủ đô Luanda, Đại sứ Việt Nam tại Angola thời đó - ông Đỗ Bá Khoa nói với tác giả rằng: "Dù cách xa về địa lý, dù khác xa về văn hoá nhưng cộng đồng người Việt tại Angola đã làm thay đổi người dân bản địa. Họ đến đây dạy học, chữa bệnh, họ lập công ty, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa và phần nào đó đã làm đổi thay đất nước Angola". 

Đại sứ Đỗ Bá Khoa cũng khẳng định rằng, thật khó để ngăn cản khát vọng đổi đời của thanh niên miền Trung. Khắp Angola ở đâu họ cũng có mặt, từ Luanda đến Banguela, Lubango hay Uhambo... Người kinh doanh xe máy, người mở gara ô tô, người lập công ty xây dựng, lập chợ buôn bán kinh doanh... Nhiều người gắn bó với Angola gần như cả cuộc đời. Họ làm giàu cho bản thân và gửi tiền về quê làm giàu cho gia đình, người thân, dòng tộc.

Ra nước ngoài để tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cơ hội đổi đời là khát vọng đáng quý, đáng trân trọng của lớp lớp con em miền Trung. Mong rằng, các bộ ngành liên quan cần có nhiều giải pháp, nhiều chính sách hơn nữa để hỗ trợ, tiếp sức cho họ. Giúp cho những giấc mơ làm giàu của họ được toả sáng, tránh gặp những rủi ro không mong muốn và để nỗi đau mất người thân như vụ 39 người chết trong container ở Anh không bao giờ xảy ra nữa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ