Trái chiều cổ phiếu F&B

Nhàđầutư
SSI Research cho rằng trong năm 2022, ngành thực phẩm đồ uống sẽ có 3 yếu tố thuận lợi đáng lưu ý, điển hình là nhu cầu hồi phục nhờ mở cửa trở lại và người tiêu dùng có thị hiếu ngày càng cao với sản phẩm cao cấp (và sản phẩm hữu cơ) hoặc sản phẩm đóng gói tiện lợi.
NHẬT HUỲNH
15, Tháng 01, 2022 | 09:23

Nhàđầutư
SSI Research cho rằng trong năm 2022, ngành thực phẩm đồ uống sẽ có 3 yếu tố thuận lợi đáng lưu ý, điển hình là nhu cầu hồi phục nhờ mở cửa trở lại và người tiêu dùng có thị hiếu ngày càng cao với sản phẩm cao cấp (và sản phẩm hữu cơ) hoặc sản phẩm đóng gói tiện lợi.

anh-3

Ảnh VNM

Trong báo cáo mới đây, SSI Research cho biết ngành thực phẩm đồ uống (Food and Beverage - F&B) tăng trưởng thấp hơn VN-Index trong 2021. Tổng vốn hóa thị trường ngành chỉ tăng 12%, trong khi VN-Index tăng 34% trong 2021 (tại ngày 24/12/2021). MSN là cổ phiếu có tăng trưởng tốt nhất ngành với 94%, trong khi VNM và SAB tăng trưởng kém nhất ngành, tương ứng giảm -18% và -24%. Cổ phiếu MSN, MCH và MML đạt tăng trưởng ấn tượng 94%, 27% và 64%, nhờ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mạnh mẽ.

Nhóm VNM (bao gồm công ty con GTN và MCM) tăng trưởng kém tích cực do doanh thu và lợi nhuận chịu tác động kép từ tiêu thụ sữa yếu và giá nguyên liệu sữa tăng mạnh. Nhóm KDC (bao gồm VOC và TAC) tăng tốt với mức tăng lần lượt là 64%, 65% và 62% năm qua.

Trong khi đó, các công ty Bia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch, do giãn cách xã hội nghiêm ngặt dẫn đến không có doanh thu kênh tiêu thụ trực tiếp.

Bước sang năm 2022, SSI Research đánh giá có nhiều cơ hội và thách thức cho ngành F&B. Trong đó có 3 yếu tố thuận lợi đáng lưu ý là: nhu cầu hồi phục nhờ mở cửa trở lại, đặc biệt với mức so sánh thấp trong quý 3/2021; người tiêu dùng có thị hiếu ngày càng cao với sản phẩm cao cấp (và sản phẩm hữu cơ) hoặc sản phẩm đóng gói tiện lợi; và kênh thương mại hiện đại, hiện đang chiếm 10%-15% doanh thu F&B duy trì đà tăng trưởng mạnh.

Ngược lại có 2 thách thức đáng kể là giá hàng hóa đầu vào duy trì ở mức cao và áp lực biên lợi nhuận của các công ty F&B, ít nhất đến nửa đầu năm 2022; và sự xuất hiện của biến thể COVID-19 mới (gần nhất là Omicron) ảnh hưởng đến triển vọng mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, bộ phận phân tích của SSI cũng cho rằng nhu cầu sẽ phục hồi một cách dần dần. Là nước đã có tỷ lệ bao phủ vaccine cao, Việt Nam hiện đang áp dụng biện pháp linh hoạt để kiểm soát đại dịch. Do nguy cơ xuất hiện biến thể mới vẫn hiện hữu, tiêu thụ (đặc biệt các cửa hàng F&B tiêu thụ trực tiếp) và các dịch vụ liên quan đến F&B, như du lịch & giải trí có thể chưa phục hồi mạnh mẽ ngay nửa đầu năm.

Theo Tổng cục Thống kê, doanh số bán lẻ giảm 8,7% trong 11 tháng 2021 và cần thời gian để doanh số bán lẻ trong nước hồi phục về mức trước đại dịch - SSI dẫn thống kê và ước tính tiêu thụ tăng trưởng nhẹ trong nửa đầu năm và mạnh hơn vào nửa cuối năm 2022 nhờ việc dần mở cửa trở lại.

Về ngành đường, cung trong nước ước tính đạt 873 nghìn tấn (+27%) trong niên vụ 2021/22, do diện tích trồng trọt mở rộng (+17%) và năng suất cây mía tăng nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.

"Đợt điều tra thuế chống lẩn trốn thuế bán phá giá và thuế chống trợ cấp đang được tiến hành, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đã gửi bản trả lời câu hỏi liên quan đến việc điều tra trước ngày 1/12/2021. Chúng tôi kì vọng kết quả cuối cùng sẽ có vào cuối Q1/2022", SSI Research cho biết.

Về triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp, với SAB và VNM, SSI Research ước tính lợi nhuận doanh nghiệp này sẽ cải thiện vào 2022. Tuy nhiên, lợi nhuận của SAB vẫn sẽ thấp hơn mức trước COVID-19 và Q3/2022 sẽ là quý đạt tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ. Còn VNM, với mức so sánh thấp trong nửa đầu năm 2021 (do doanh thu và lợi nhuận đều giảm vào nửa đầu năm 2021), SSI Research ước tính công ty đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tích cực trong nửa đầu 2022.

Đối với MSN, công ty sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng lợi nhuận theo quý mạnh mẽ, do biên lợi nhuận WCM cải thiện trong khi MCH duy trì tăng trưởng 2 con số. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ