Tín dụng tăng, huy động giảm, lãi suất chịu nhiều thách thức

Nhàđầutư
Báo cáo tình hình kinh tế thang 4 và dự báo cả năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, hết 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng tốt, nhưng huy động lại tăng trưởng chậm hơn. Đây là một trong những yếu tố gây áp lực lớn lên lãi suất trong thời gian tới.
NGUYỄN THOAN
11, Tháng 05, 2017 | 11:48

Nhàđầutư
Báo cáo tình hình kinh tế thang 4 và dự báo cả năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, hết 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng tốt, nhưng huy động lại tăng trưởng chậm hơn. Đây là một trong những yếu tố gây áp lực lớn lên lãi suất trong thời gian tới.

laisuatnh

Tín dụng tăng, huy động giảm, lãi suất chịu nhiều thách thức 

GDP khó đạt 6,7%

Đưa ra nhận định tổng quan về kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết: Mặc dù tổng cung và tổng cầu được dự báo sẽ có sự cải thiện trong 3 quý cuối năm nhưng khả năng tăng trưởng đạt mục tiêu 6,7% trong năm 2017 là rất khó khăn.

Lạm phát bình quân 4 tháng đầu năm 2017 ở mức khá cao nhưng đã có xu hướng giảm dần từ tháng 2. Bội chi ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, chủ yếu do thu ngân sách đạt khá, trong khi tốc độ giải ngân vốn chi đầu tư phát triển còn chậm và chi trả nợ lãi giảm mạnh.

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong 4 tháng đầu năm 2017 diễn biến khá tương đồng với quý 1/2016. Hiện tượng thanh khoản khó khăn vào đầu tháng 3/2017 chủ yếu mang tính cục bộ tại một số ngân hàng nhỏ.

Lãi suất sẽ chịu nhiều thách thức 

Nhận định về tính hình tài chính, tiền tệ trong nước thời gian tới, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, việc ổn định mặt bằng lãi suất những tháng còn lại của năm 2017 sẽ chịu nhiều thách thức hơn 2016.

Nguyên nhân được cho là do kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá gia tăng khi Fed dự kiến tăng lãi suất ít nhất 3 lần trong năm nay. Tiếp đó là do nợ xấu chưa được xử lý triệt tiếp tục là rào cản lớn cho hạ mặt bằng lãi suất. Do đó, lãi suất huy động có sức ép tăng cao hơn mức tăng của năm ngoái (năm 2016, lãi suất huy động bình quân tăng 0,37 điểm phần trăm).

Nguyên nhân tiếp theo được Ủy ban này nhắc tới là vì các tổ chức tín dụng tiếp tục phải cân đối nguồn vốn để đảm bảo theo lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống còn 40% kể từ 1/1/2018. Để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay như trong năm 2016 (lãi suất cho vay bình quân chỉ tăng khoảng 0,1 điểm phần trâm), Ủy ban này khuyến cáo cần đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng.

Báo cáo của Ủy ban này cho biết, ước tính hết tháng 4/2017, tín dụng tăng khoảng 5,2% (cùng kỳ 2016: 4,2%). Trong quý 1/2017, nhóm ngân hàng thương mại ngoài nhà nước dẫn đầu với tốc độ tăng trưởng 4,9%. Nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tín dụng khá cao ngay trong quý 1 như: Lienvietpostbank (11%), Kiên Long (10,3%), SCB (9%), ACB (8,3%), Vietcombank (8,3%).

Ước tính tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trong tổng tín dụng tăng từ 44,9% (T12/2016) lên 45,5% (T3/2017). Trong khi đó tín dụng trung dài hạn tháng 4/2017 ước tăng 4,3%, do các tổ chức tín dụng chủ động cơ cấu lại kỳ hạn cho vay và huy động để giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền được duy trì ổn định, trong đó tín dụng bằng VND chiếm 91,7%.

Huy động vốn 4 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước, ước tính đến cuối tháng 4/2017, huy động vốn tăng 3,7% (cùng kỳ 2016 là 4,6%). Trong đó, huy động bằng VND ước tăng 3,6% (cùng kỳ 2016 là 5,8%). Tăng trưởng huy động chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng dẫn đến tỷ lệ tín dụng/huy động tăng nhẹ từ 86,3% lên 87% vào cuối tháng 3/2014.

Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, trong thời gian tới Việt Nam cần giữ chênh lệch lãi suất USD và VND ở mức hợp lý: với kỳ vọng lạm phát trung bình ở mức 4%, kỳ vọng tỷ giá tăng 2-4%, hiện tại lãi suất huy động phổ biến (trên 12 tháng) xung quanh mức 7% vẫn đảm bảo có lợi cho VND. Trong khi đó, chênh lệch lãi suất cho vay USD và VND khoảng 5,2%, lợi ích nghiêng về vay bằng VND.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ