Rủi ro từ một cánh diều

Nhàđầutư
Lưới điện cao áp – huyết mạch năng lượng quốc gia có thể gặp sự cố chỉ bởi một cánh diều no gió hay làn khói lam chiều người dân đốt rẫy. Đôi khi trò chơi thanh bình của đứa trẻ lại gây phương hại ngoài sức tưởng tượng nếu ý thức công cộng chậm được nâng cao.
HÀ HƯƠNG
12, Tháng 04, 2017 | 15:49

Nhàđầutư
Lưới điện cao áp – huyết mạch năng lượng quốc gia có thể gặp sự cố chỉ bởi một cánh diều no gió hay làn khói lam chiều người dân đốt rẫy. Đôi khi trò chơi thanh bình của đứa trẻ lại gây phương hại ngoài sức tưởng tượng nếu ý thức công cộng chậm được nâng cao.

hiem-hoa-tha-dieu-gan-day-dien

Phong trào chơi thả diều tại một số địa phương tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho hệ thống truyền tải điện. 

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) hiện đang quản lý vận hành 7.419,62 km đường dây 500kV, 15.763,44 km đường dây 220kV, 126 trạm biến áp 500kV và 220kV. Do đặc điểm tuyến đường dây đi qua nhiều khu vực đô thị, khu dân cư, rừng núi, sông ngòi... nên đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.

 9 tháng 450 sự cố

Số liệu của Ban An toàn (EVNNPT) đưa ra cho thấy, tính đến giữa tháng 9 này, trên địa bàn cả nước có khoảng 450 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, phần lớn đã được các đơn vị quản lý vận hành và Ban quản lý dự án xử lý.

Đơn cử như 3 sự cố xảy ra từ đầu năm đến nay trên tuyến đường dây 220kV Bắc Giang – Thái Nguyên thuộc địa phận huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên do người dân chơi thả diều; hay sự cố đường dây 220kV Đồng Hòa - Hải Dương 2 - Thái Bình do người dân tại huyện An Dương – thành phố Hải Phòng chơi bóng bay làm tuột bóng bay lên mắc vào đường dây gây sự cố.

Gần đây nhất, ngày 19/8 vừa qua đã xảy ra sự cố đường dây 500 kV Quảng Ninh -  Hiệp Hòa phải ngừng vận hành trong 13 giờ 29 phút. Nguyên nhân do 2 hộ dân ở xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tự ý dựng 2 cột thép cao gần bằng dây dẫn tại khoảng cột 175-176, khi có gió mạnh (ảnh hưởng của cơn bão số 3) vi phạm khoảng cách an toàn gây sự cố.

Theo ông Phạm Lê Phú – Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1, trong những năm qua, tình hình vi phạm hành lang lưới điện 220kV, 500kV gây nguy cơ sự cố lưới truyền tải điện trên địa bàn các tỉnh thành miền Bắc do Công ty Truyền tải điện 1 quản lý diễn ra rất phức tạp, đa dạng về hình thức và đối tượng vi phạm.

Phong trào chơi thả diều tại một số địa phương như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng và Nam Định… đối với nhiều người là nét văn hóa cần được phát huy song lại khiến những người như ông Phú lo sốt vó vì tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho hệ thống truyền tải điện.

Thợ điện kiêm tuyên truyền viên

Trong vòng 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành tới 3 Nghị định về bảo vệ an toàn lưới điện, gồm Nghị định 106 năm 2005, Nghị định 81 năm 2009 và mới nhất là Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn lưới điện ngày 26/2/2016.

Tuy số sự cố do vi phạm hành lang an toàn đường dây đã giảm qua các năm nhưng tình hình vi phạm lại ngày càng diễn biến phức tạp. Tình hình khiến  EVNNPT đang phải triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa sự cố. Trong đó, giải pháp được cho là quan trọng hàng đầu và hiệu quả nhất chính là đẩy mạnh tuyên truyền trong cộng đồng dân cư.

Hàng nghìn đợt tuyên truyền hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp đã được tổ chức tại các trường học, xã, huyện, thị xã, thị trấn; hàng trăm nghìn bản cam kết phòng chống cháy rừng với hộ gia đình có rẫy - rừng dọc hành lang Đường dây 500kV Bắc - Nam đã được ký kết…

Vẫn vướng nút “thắt” cơ chế

Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Đình Thọ, Trưởng Ban An toàn EVNNPT việc xử lý một số vi phạm vẫn chưa rốt ráo do một số bất cập trong chính sách, đặc biệt là cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng. Vì vậy, tình trạng lấn chiếm, xâm phạm hành lang tuyến ngày càng tăng cả về quy mô và tính chất, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện an toàn, liên tục của hệ thống điện quốc gia.

Hiện Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tuy nhiên thực tế giá cả để thực hiện đền bù theo đơn giá do UBND tỉnh lập, duyệt, trong khi đối với đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích khác thì thực hiện theo giá thỏa thuận, vì vậy đã tạo sự chênh lệch trong đền bù, ảnh hưởng tới quyền lợi của tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi.

Đây là một trong các nguyên nhân gây khiếu kiện phức tạp ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Nghệ An, Hậu Giang, Tiền Giang…. Do đó, trong quá trình đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, EVNNPT gặp rất nhiều khó khăn, như: người dân cản trở không cho chặt, tỉa cây cao trong hành lang có nguy cơ gây sự cố lưới truyền tải điện Quốc gia vì cho rằng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chưa được thỏa đáng.

Trên địa bàn Công ty Truyền tải điện 3 quản lý có những vùng nguyên liệu mía diện tích lớn kéo dài vài chục km trên một đường dây, thời gian dễ cháy tập trung từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm là những tháng thu hoạch mía. Người dân sau khi thu hoạch lá mía chủ yếu đốt nên nếu gặp gió lớn dễ cháy sang cả ruộng mía khi đó tạo nên những đám cháy rất lớn nếu gần đường dây nguy cơ gây sự cố rất cao.

Theo ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3, nếu đền bù để chặt cây mía, cây trồng trong và ngoài gần hành lang thì khối lượng rất lớn. Chỉ tính chi phí đền bù cho mỗi vùng nguyên liệu mía cho một đường dây cũng xấp xỉ chục tỷ đồng. Có những vùng người dân không chấp nhận đền bù tạo "hành lang trắng" hoặc thay đổi cây trồng vì cây mía là thích hợp và hiệu quả nhất tại địa phương.

Lãnh đạo Công ty và đơn vị phải làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp các tỉnh  Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai...; làm việc với các nhà máy đường, trạm thu mua nông vụ để ưu tiên thu hoạch trước các ruộng mía trong và gần hành lang an toàn đường dây, giảm nguy cơ cháy từ những ruộng mía này.

Đối với khoảng cột nguy cơ cháy cao phải hỗ tiền cho nông dân để thu hoạch mía sớm dù chưa đủ trữ đường, thậm chí thuê cả nhân công giúp dân thu hoạch, vận chuyển mía, xử lý lá mía sau khi thu hoạch. Trong trường hợp đặc biệt có thể mua cả ruộng mía dưới hành lang nếu xét thấy có nguy cơ cháy cao gây sự cố.... Những nỗi niềm như vậy quả ngành điện không biết tỏ cùng ai.

Mặt khác, theo Công ty Truyền tải điện 1, vẫn còn một số địa phương chưa phối hợp chặt chẽ với các đơn vị truyền tải điện để giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm. Vì vậy, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, người dân gây khó khăn cho đơn vị quản lý vận hành. Có khu vực như tỉnh Hưng Yên khi xây dựng bến xe khách tại huyện Mỹ Hào đã vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.

“Khi có vụ việc vi phạm xảy ra đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại địa phương xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Điện lực theo đúng quy định”, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 đề xuất./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ