Quý 2-2017 liệu đã là đỉnh của ngành thép?

Nhàđầutư
Sau khi tăng trưởng nóng trong năm 2016, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh trong Q2/2017 khiến cho thị trường chứng khoán đã có những phiên phản ứng tiêu cực với các cổ phiếu ngành này.
NGUYỄN ANH MINH
14, Tháng 08, 2017 | 12:30

Nhàđầutư
Sau khi tăng trưởng nóng trong năm 2016, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh trong Q2/2017 khiến cho thị trường chứng khoán đã có những phiên phản ứng tiêu cực với các cổ phiếu ngành này.

Day chuyen can thep

Nhu cầu tiêu thụ thép được sự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm nay 

Có thể nói 2016 là một năm khó quên đối với ngành thép Việt Nam khi ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục nhờ việc Chính phủ đã kịp thời áp dụng các chính sách bảo hộ khiến áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm nhập khẩu giảm xuống và giá bán thành phẩm tăng mạnh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thép được hưởng lợi khá lớn từ hàng tồn kho dự trữ từ đầu năm 2016 khi giá nguyên liệu chạm đáy và phục hồi trong năm. Nhu cầu xây dựng tăng cao cũng là yếu tố góp phần tăng giá bán trong năm, giúp các doanh nghiệp ngành thép ghi nhận lãi ròng tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ.

Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất thép đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ròng năm 2016, trong đó CTCP Thép Nam Kim (HSX: NKG), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSX: HSG), CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HSX: HPG) đều ghi nhận lợi nhuận ròng tăng trưởng lần lượt là 310,9%, 130,3% và 89,4% so với năm 2015.

Nhưng niềm vui đó đã nhanh chóng kết thúc khi hàng loạt doanh nghiệp ngành thép công bố lợi nhuận quý II/2017 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Nếu như năm 2016, đặc biệt là quý II, là thời điểm tốt nhất của ngành thép khi hưởng lợi từ giá bán tăng mạnh và hàng tồn kho giá rẻ thì diễn biến quý II năm nay hoàn toàn trái ngược.

Một trong những yếu tố dẫn đến sự sụt giảm biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ngành thép trong QII/2017 đến từ việc giá bán các mặt hàng thép bị điều chỉnh giảm trong kỳ do giá quặng sắt và than mỡ bắt đầu lao dốc từ tháng 2/2017 khiến các công ty phải giảm giá bán để cạnh tranh.

Lo ngại nguồn cung dồi dào và triển vọng tiêu thụ thép Trung Quốc không được như kỳ vọng sau khi số liệu tồn kho quặng sắt tại các cảng ở Trung Quốc và tồn kho thép thành phẩm được công bố ở mức cao kỷ lục vào tháng 2/2017 đã khiến giá quặng sắt giảm mạnh trong thời gian này.

Ngoài ra, hàng tồn kho giá cao từ đầu năm khiến cho giá vốn hàng bán tăng lên cũng là nguyên nhân gây nên sự sụt giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này.

Trong Q2/2017, HPG là doanh nghiệp đầu tiên công bố kết quả kinh doanh ảm đạm khi chỉ đạt 1.538 tỷ đồng lợi nhuận ròng, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước. NKG cũng không là ngoại lệ khi công bố lợi nhuận ròng trong Q2/2017 sụt giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 194 tỷ đồng. HSG mới là công ty khiến nhà đầu tư bất ngờ nhất khi công bố mức sụt giảm lợi nhuận ròng trong quý III của năm tài chính 2017 (từ 1/4/2017 đến 30/6/2017) lên đến 39,3% so với cùng kỳ của năm tài chính trước, chỉ đạt 272 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thép còn lại cũng ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận trong Q2/2017 lên đến 2 con số so với cùng kỳ năm trước.

Thep 3

 

Triển vọng ngành thép trong năm 2017 còn khá lạc quan. Tuy lợi nhuận của các doanh nghiệp thép trong năm 2017 sẽ không tăng đột biến như trong năm 2016, nhưng ngành thép vẫn còn tiềm năng phát triển do kinh tế thế giới khả quan, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, các dự án đầu tư công và xây dựng bất động sản vẫn đang được triển khai theo tiến độ.

Một nửa chặng đường 2017 đã đi qua, ngành thép Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận tăng trưởng sản lượng tiêu thụ so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thép của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 7,8 triệu tấn, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong 6 tháng đầu năm đạt 4,2 triệu tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó HPG dẫn đầu với thị phần tiêu thụ đạt 24%.

Ở phân khúc tôn mạ, sản lượng tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1,6 triệu tấn, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị phần tiêu thụ của HSG và NKG đạt lần lượt là 37,6% và 15%. Mảng ống thép trong nửa đầu năm nay ghi nhận tăng trưởng sản lượng tiêu thụ là 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 1 triệu tấn, trong đó HPG, HSG và NKG chiếm thị phần lần lượt là 26,6%, 17% và 5,2%. Tính đến hết tháng 6/2017, xuất khẩu thép thành phẩm đạt 2,5 triệu tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các năm trước, sản lượng tiêu thụ thép quý III thường thấp do rơi vào thời điểm mưa bão khiến cho các công trình xây dựng trì trệ, nhưng tiêu thụ thép trong tháng 7/2017 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 34,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 1,7 triệu tấn.

Theo VSA, giá bán thép đã điều chỉnh tăng liên tiếp 3 lần kể từ đầu tháng 7/2017, với mức tăng tổng cộng vào khoảng 400-500 nghìn đồng/tấn do giá thép thành phẩm và nguyên liệu thế giới vẫn đang trong xu hướng tăng mạnh do thiếu hụt sản lượng thép do nhiều nhà máy thép tại Trung Quốc đóng cửa.

Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng tại Trung Quốc tăng lên không những khiến giá thép tăng mà còn ảnh hưởng đến các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt và than mỡ, khiến giá cả hai mặt hàng này phục hồi trở lại kể từ tháng 6/2017.

Hiện giá thép xây dựng trong nước đã tăng 8% so với đầu năm 2017, đạt 11,8 triệu đồng/tấn. Giá thép nội địa được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 12,5 triệu đồng/tấn trong những tháng cuối năm nếu giá thép thế giới tiếp tục biến động mạnh. Nhờ giá thép phục hồi và sản lượng tiêu thụ tiếp tục duy trì ở mức cao, VSA cho rằng ngành thép hoàn toàn có thể đạt kế hoạch tăng trưởng 12% trong năm 2017.

Tập đoàn Citigroup dự báo giá quặng sắt thế giới sẽ duy trì ở mức 77 USD/tấn vào cuối năm 2017, trong khi giá than mỡ sẽ sụt giảm xuống còn 130 USD/tấn vào thời điểm này. Giá thép cán nóng (HRC) được các nhà phân tích của công ty Prestige Economics dự báo sẽ tăng lên 660 USD/tấn vào cuối năm 2017, khá cao so với mức 615 USD/tấn tại thời điểm hiện tại.

Thep 2

 

Về phía cầu, nhu cầu tiêu thụ thép sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm nhờ vào các dự án đầu tư công đang được đẩy mạnh thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm 2016, GDP của Việt Nam chỉ mới ghi nhận mức tăng trưởng 5,73%, khá thấp so với mục tiêu 6,7% trong năm 2017, trong đó giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chỉ mới đạt 30% kế hoạch Thủ tướng giao và 26% dự toán Quốc hội giao. Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2017, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có cả việc đẩy mạnh đầu tư công, cải thiện cơ sở hạ tầng, do đó nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng tiếp tục duy trì ở mức cao, trong đó bao gồm nhiều mặt hàng thép.

Mặc dù những chính sách bảo hộ của Bộ Công Thương đối với ngành thép trong nước chỉ mang tính chất ngắn hạn nhưng đây là giai đoạn rất quan trọng để các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam có thêm thời gian để hoàn thiện quy trình sản xuất và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và trên thế giới.

Do vậy, trong năm 2017, Công ty chứng khoán VPBS ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng của HPG đạt lần lượt 39.780 tỷ đồng và 7.533 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,5% và 14,2% so với năm trước. Doanh thu và lợi nhuận ròng của HSG trong năm tài chính 2017 ước tính đạt lần lượt 25.720 tỷ đồng và 1.587 tỷ đồng, tăng 43,7% và 5,7% so với năm trước. Doanh thu dự phóng của NKG trong năm 2017 đạt 13.762 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước và lợi nhuận ròng dự phóng trong năm 2017 đạt 688 tỷ đồng, tăng 32,6% so với năm trước.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ