Ngành thép năm 2020: Áp lực cạnh tranh sẽ tiếp tục gia tăng

Nhàđầutư
Trong năm 2020, ngành thép được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới, tuy nhiên áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng.
NHẬT HUỲNH
10, Tháng 01, 2020 | 14:48

Nhàđầutư
Trong năm 2020, ngành thép được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới, tuy nhiên áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng.

thep-1578631778610354205747

Diễn biến ngành thép trong năm 2019, nguồn SSI Research

Ngành thép chững lại từ giữa năm 2019

Báo cáo phân tích của SSI Research cho biết, sau một năm lạc quan với mức tăng trưởng sản lượng thành phẩm đạt 10% trong năm 2018, sản lượng tiêu thụ thép duy trì hiệu suất ổn định trong 4 tháng đầu năm 2019 với tổng mức tăng trưởng sản lượng đạt 11%. Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 15% nhờ các hoạt động xây dựng từ các dự án của các năm trước và việc giá thép phục hồi khuyến khích các đại lý tích lũy hàng tồn kho.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2019, nhu cầu giảm đáng kể với tổng sản lượng tiêu thụ không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng tiêu thụ trong nước tăng vừa phải ở mức 3,5%. Nhìn chung, sản lượng tiêu thụ thành phẩm trong 11 tháng đầu năm 2019 tăng 3,5% đạt 15,4 triệu tấn, trong đó thép xây dựng đạt 9,7 triệu tấn (tăng 6,5%), còn sản lượng thép ống và tôn mạ không thay đổi đạt 5,6 triệu tấn.

Theo SSI Research, có hai xu hướng ảnh hưởng đến ngành thép trong năm 2019, bao gồm việc xuất khẩu bị ảnh hưởng do sự lan rộng của xu hướng bảo hộ, cùng với đó, giá thép giảm do nhu cầu và xu hướng giá toàn cầu giảm, dẫn đến thua lỗ ở một số công ty sản xuất thép xây dựng.

3-0936

Trong năm 2020, ngành thép được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều điều kiện để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Triển vọng năm 2020

Bước sang năm 2020, trước các cơ hội từ hội nhập, đặc biệt là việc thực thi các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), ngành thép là một trong những ngành được kỳ vọng có thêm điều kiện thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

Tuy nhiên, việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) mới đây chính thức áp dụng mức thuế nhập khẩu lên đến 456% đối với thép cán nguội và thép chống ăn mòn của Việt Nam sử dụng nguyên liệu từ thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc cho thấy xu hướng phòng vệ thương mại tiếp tục được các nước sử dụng và sẽ gây áp lực cạnh tranh lên ngành thép trong thời gian tới.

Theo SSI Research, ước tính tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của ngành thép tiếp tục ở mức từ 5-7% trong năm 2020 do sự trì trệ ở thị trường bất động sản cùng với đầu tư công chậm. Tuy nhiên, việc gia tăng giải ngân nguồn vốn FDI có thể là yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu thép.

SSI Research cũng cho rằng năm nay, xu hướng chiếm lĩnh thị phần có thể tăng tốc, nhưng áp lực giảm giá thép không quá lớn.

“Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, xu hướng chiếm lĩnh thị phần trong mảng thép xây dựng có thể tăng tốc theo hướng có lợi cho các công ty lớn với lợi thế đáng kể về chi phí sản xuất, vận chuyển. Tuy nhiên, do tỷ suất EBITDA của nhiều nhà sản xuất gần bằng 0, chúng tôi cho rằng áp lực giảm giá thép không quá lớn, do các công ty nhỏ hơn và không hiệu quả có thể chọn cắt giảm sản lượng sản xuất khi doanh thu không thể bù đắp được chi phí”.

"So với thép xây dựng, thị trường tôn mạ có thể ổn định hơn trong năm 2020, do các công ty lớn nhất không có kế hoạch mở rộng công suất trong năm tới", SSI Research nhận định. 

Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, dự báo năm 2020 sẽ là năm ngành thép tiếp tục có sự tăng trưởng do nhu cầu xây dựng các công trình tăng lên. Đồng thời, với các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ, nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ lựa chọn Việt Nam là nơi đặt các trung tâm, nhà máy sản xuất, góp phần thúc đẩy thị trường thép phát triển.

Để ngăn chặn gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến hình ảnh các thương hiệu thép uy tín của Việt Nam, ông Dũng cho rằng trước tiên các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động tiếp cận công nghệ mới, tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm thông qua tiết kiệm chi phí sản xuất, cải tiến năng lực quản trị để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng thị trường xuất khẩu...

Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường bảo vệ sản xuất trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật, thương mại với các công cụ phòng vệ thương mại hiệu quả. Đặc biệt, cần có các biện pháp mạnh tay với tình trạng gian lận, làm giả, nhái thương hiệu... để bảo vệ quyền lợi, công bằng cho các doanh nghiệp chân chính.

Cùng chung quan điểm, chuyên gia lĩnh vực thép Nguyễn Văn Sưa cho rằng, năm 2020 vẫn sẽ ghi nhận sự tăng trưởng của ngành thép nhờ vào quá trình hội nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tránh việc đầu tư quá nhiều vào các mặt hàng tôn, thép xây dựng thông thường... khiến sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ