Chi phí đầu vào tăng cao, ngành chăn nuôi lao đao

Nhàđầutư
Giá đầu ra giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng cao khiến cho ngành chăn nuôi “lao đao” thua lỗ nặng không còn vốn đề đầu tư tái sản xuất. Những khó khăn nêu trên nếu không sớm được khắc phục thì nguy cơ ngành chăn nuôi sẽ thu hẹp sản xuất, thiếu nguồn cung cho thị trường vào thời điểm cuối năm.
AN HÒA
13, Tháng 10, 2021 | 06:38

Nhàđầutư
Giá đầu ra giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng cao khiến cho ngành chăn nuôi “lao đao” thua lỗ nặng không còn vốn đề đầu tư tái sản xuất. Những khó khăn nêu trên nếu không sớm được khắc phục thì nguy cơ ngành chăn nuôi sẽ thu hẹp sản xuất, thiếu nguồn cung cho thị trường vào thời điểm cuối năm.

Chấp nhận bán dưới giá vốn đề cắt lỗ

Từ khi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19, các loại TACN gia súc, gia cầm đều đồng loạt tăng giá, nguyên nhân chính là do sản xuất, vận chuyển khó khăn, nguyên liệu đầu vào tăng. Trong khi đó sức tiêu thụ và giá bán đầu ra lại giảm mạnh khiến cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm rơi vào tình thế hết khó khăn.

chan nuoi lao dao

Đầu ra giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng cao khiến ngành chăn nuôi lao đao. Ảnh TL

Ông Nguyễn Văn Minh, chủ trang trại chăn nuôi heo ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đã tăng tới 9 lần. Gần đây nhất, giá thức ăn chăn nuôi gồm cám heo, các loại thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm của các công ty, doanh nghiệp đều tăng từ 200 - 400 đồng/kg tùy loại; riêng các loại thức ăn đậm đặc tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg.

“Hiện giá cám heo từ 282.000 - 320.000 đồng/bao 25kg, giá thức ăn gia súc, gia cầm hỗn hợp từ 300.000 - 310.000 đồng/bao 25kg. Với giá TACN cao như vậy giá thành sản xuất 1 kg heo hơi không thể dưới 40.000 đồng nhưng hiện nay thương lái mua chỉ 30.000 đồng, cũng phải bán vì kéo dài heo quá lứa, khó bán và phải tốn chi phí thức ăn hàng ngày rất cao”, ông Minh than thở.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, chi phí TACN chiếm từ 80 – 85% giá thành trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ đầu năm đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng 30-35% trong khi giá đầu ra giảm khá sâu gần 50% đã quá sức chịu đựng của người chăn nuôi.  Nếu không có những giải pháp điều tiết giá TACN, sẽ dẫn đến người chăn nuôi ngưng tái đàn. Nguy cơ thiếu nguồn cung sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là rất có thể xảy ra.

Kim ngạch nhập khẩu TACN gần bằng kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chi 5,22 tỷ USD nhập khẩu TACN, tăng 24,3% về số lượng và 47,4 % về giá trị so với cùng kỳ 2020. Giá nguyên liệu TACN tăng từ 16 - 46%, dẫn đến giá thức ăn hỗn hợp tăng rất cao và vẫn tiếp tục tăng.

sx tha an

Sản xuất TACN phục thuộc 70 - 85% nguyên liệu nhập khẩu. Ảnh TL

Cũng theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đạt 5,57 tỷ USD; xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt gần 300 triệu USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, sản phẩm chăn nuôi trong 8 tháng đầu năm nay chỉ khoảng 5,8 tỷ USD nhưng đã phải chi đến 5,22 tỷ USD đề nhập khẩu nguyên liệu TACN.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, do sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nên phần lớn nguyên liệu sản xuất TACN phải nhập khẩu. Mỗi năm ngành chế biến TACN cần khoảng 30 triệu tấn ngô hạt, sắn, đậu tương, cám, dầu động, thực vật nhưng sản xuất trong nước đáp ứng chỉ khoảng 30%, phần còn lại ,70 – 85% phải lệ thuộc vào nhập khẩu. Nếu như năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN là 6,862 tỷ USD, thì trong năm 2020 là 7,162 tỷ USD với khối lượng hơn 20 triệu tấn. Giá nguyên liệu TACN năm nay tăng cao là do quy luật cung cầu và chi phí vận chuyển, cước tàu tăng đột biến vì dịch COVID-19.

Theo ông Nguyễn Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, bên cạnh việc kiểm soát, bình ổn giá TACN, các cơ quan quản lý cũng cần giảm sản lượng thịt nhập khẩu vì hiện nay nguồn cung trong nước đang rất dồi dào nếu nhập khảu thêm khiến nguồn cung dư thừa, giá sẽ tiếp tục giảm.

Theo báo cáo của Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 8, chỉ riêng vùng Nam bộ, tổng đàn heo ước đạt 8 triệu con với sản lượng thịt gần 900.000 tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến những tháng còn lại năm nay, sẽ có thêm 430.000 tấn thịt được cung cấp tiếp ra thị trường.

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, cho hay, để  ngành chăn nuôi hoàn thành kế hoạch sản xuất trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Cục sẽ tăng cường các kênh theo dõi sát diễn biến về nguồn cung, giá nguyên liệu TACN trong nước và trên thế giới; khuyến khích doanh nghiệp sản xuất TACN sử dụng nguồn phụ phẩm  nông – lâm – nghiệp để giảm giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phối hợp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong vận chuyển, lưu thông, xuất khẩu và đề nghị Bộ Tài chính có biện pháp giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu TACN cho các cơ sở sản xuất để giảm chi phí đầu vào giúp ngành chăn nuôi vượt qua khó khăn đảm bảo đủ nguồn cung cấp thực phẩm vào những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ