Ảnh hưởng của 'Hiệu ứng mạng’ đến các doanh nhân

Các nền tảng như LinkedIn, Facebook và Instagram có thể mang đến những giá trị không nhỏ trong cuộc sống nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, tất cả những cuộc trao đổi trực tuyến này đã khiến thế hệ chúng ta phải đối mặt với một vấn đề.
AN LE
12, Tháng 01, 2022 | 06:45

Các nền tảng như LinkedIn, Facebook và Instagram có thể mang đến những giá trị không nhỏ trong cuộc sống nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, tất cả những cuộc trao đổi trực tuyến này đã khiến thế hệ chúng ta phải đối mặt với một vấn đề.

100

Ảnh: Getty images

Các vấn đề đang được thảo luận trên những nền tảng truyền thông hiện nay hầu hết xoay quanh những tác động của đại dịch lên sức khỏe tâm lý, ảnh hưởng của cách ly xã hội và thậm chí là các thông tin sai sự thật về COVID.

Theo Cục Thống kê Úc (ABS), 27% người dân ở bang Victoria cho biết họ đã trải qua đau khổ ở mức độ cao so với phần còn lại của quốc gia này (18%) vào tháng 6/2021. Cũng trong cuộc khảo sát, ABS còn ghi nhận rằng tỷ lệ những người gặp vấn đề về tâm lý sẽ cao hơn ở những người trong độ tuổi từ 18-34 (30%), so với nhóm người trên 35 tuổi.

Và chắc chắn rằng, truyền thông xã hội không phải là một điểm đến hứa hẹn như người ta vẫn nghĩ. Trên thực tế, đã có một hiện tượng xảy ra với hầu hết người dùng trên các nền tảng này, dù bản thân họ cũng chẳng hay biết về những tác động của nó. Đó là “Hiệu ứng mạng”.

“Hiệu ứng mạng” là gì trong marketing? 

101

Ảnh: Getty images

“Hiệu ứng mạng” là một hiện tượng mà trong đó khi số lượng người dùng tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng giá trị của dịch vụ hoặc hàng hóa. Ví dụ, Instagram Reels hiện đang là xu hướng tiếp thị mới nhất trên mạng xã hội. Ban đầu, mọi người đều đặt nghi vấn về sự phát triển của Reels bởi nó là sản phẩm lấy cảm hứng từ nội dung trong một đoạn video giải trí ngắn trên Tik tok.

Tuy nhiên, khi Reels ngày càng phổ biến và người dùng bắt đầu chia sẻ chúng với người theo dõi của mình trên Instagram, thì giá trị của Instagram với tư cách là một nền tảng chia sẻ nội dung đã tăng lên đáng kể.

Người dùng bắt đầu phân biệt được sự khác biệt giữa các ý tưởng của Reels và Tik Tok, theo đó họ cũng bắt đầu sử dụng dịch vụ của từng nền tảng theo những cách khác nhau.

Việc gắn bó của người dùng và độ phổ biến ngày càng tăng cao của Reels đã tạo ra một ‘hiệu ứng’ giúp lan tỏa giá trị của Instagram với vai trò là một nền tảng chia sẻ nội dung và truyền đạt ý tưởng mới tới tất cả những người sử dụng nó.

Điều này có nghĩa là người dùng và người sáng tạo nội dung đã hiểu giá trị của nền tảng mà họ sử dụng thông qua những tương tác của họ với nội dung đó.

Đồng thời, sự xuất hiện theo cấp số nhân của những ý tưởng mới này và những trải nghiệm độc đáo mà nó mang lại đã gây ra ‘Hiệu ứng mạng’.

Nhưng ‘Hiệu ứng mạng’ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh hàng ngày?

Cách mà "Hiệu ứng mạng" ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày

102

Ảnh: Getty images

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, 80% các quyết định giao dịch B2B (Business To Business: giữa các doanh nghiệp) là dựa trên các cuộc đối thoại trực tiếp và gián tiếp. Trong khi đó, chỉ 20% còn lại dựa trên giá cả và các hoạt động hậu cần khác của sản phẩm hoặc dịch vụ. Vậy nên, trên thực tế, các cuộc giao dịch trong kinh doanh hầu hết đều liên quan đến việc xây dựng các mối quan hệ, dù là trong hay ngoài mạng xã hội.

Tuy nhiên, khi các doanh nhân dấn thân sâu vào các hình thức tiếp thị trên mạng xã hội, họ quên mất việc duy trì một cách hiệu quả các mối quan hệ kinh doanh chân chính của mình trong thế giới thực. Mạng xã hội đã khiến họ ảo tưởng rằng mình có thể tạo nên lượng lớn sự liên kết. Trong khi đó, với tư cách là một doanh nhân, bạn nên nhận thức được hậu quả của việc đánh mất những khách hàng hiện có của mình.

Mặc dù chúng ta cần phải thích ứng với công nghệ mới để vận hành doanh nghiệp, nhưng bạn cũng cần phải hiểu rằng thế hệ Y vẫn thích các cuộc trò chuyện thực tế, ngoài các bài đăng và cập nhật mới của bạn trên Instagram. Vậy nên, bên cạnh việc tăng thêm giá trị cho các khách hàng trên mạng xã hội, đừng quên việc chia sẻ và xây dựng các mối quan hệ với khách hàng hiện có.

Vậy làm thế nào để sử dụng và nâng cao hiệu quả với tư cách là một bậc thầy doanh nhân với chiến lược giao tiếp đôi bên cùng có lợi?

Dưới đây là năm chiến lược thiết thực để giữ chân khách hàng và tránh khỏi mặt tiêu cực của ‘'Hiệu ứng mạng’'.

1. Tiếp cận khách hàng hiện tại của bạn 

103

Ảnh: Getty images

Hãy gọi điện, nhắn tin hoặc thiết lập một cuộc họp ‘mặt đối mặt’ với nhóm khách hàng hiện có của bạn. Nếu tình hình không cho phép, hãy thiết lập một cuộc họp trên Zoom để cập nhật những thay đổi của họ hay chỉ đơn giản là một cuộc hội thoại quan tâm khách hàng. Hãy hỏi họ có cần hỗ trợ gì không - nếu không, hãy trò chuyện ít nhất năm phút.

Hãy thể hiện sự quan tâm đến họ với tư cách cá nhân. Một cuộc trò chuyện đơn giản mang phong cách truyền thống có thể hiệu quả hơn những câu chào hỏi xã giao trong các bài viết trên mạng xã hội. Với nhiều khách hàng, những nỗ lực tiếp cận và hỗ trợ của các doanh nghiệp là vô cùng giá trị.

2. Hãy xuất hiện trong nhiều sự kiện kết nối (networking event) 

105

Ảnh: Getty images

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các hội thảo trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong giai đoạn bình thường mới với những biện pháp nghiêm ngặt nhằm đối phó với sự lây lan của COVID-19.

Tuy nhiên, việc tham dự các sự kiện gặp gỡ khác nhau trong thành phố có thể giúp bạn kết nối với nhiều người hoặc các khách hàng tiềm năng của mình. Thông qua những sự kiện này, bạn cũng có cơ hội để định hình lại và tái cấu trúc nhóm khách hàng hiện tại thông qua việc xây dựng mạng lưới các mối quan hệ mới.

3. Duy trì những mối quan hệ mới

106

Ảnh: Getty images

Nếu bạn có một cuộc trò chuyện thú vị với mọi người tại sự kiện kết nối mà mình tham dự, hãy gửi cho họ những thông điệp tiếp theo. Hầu hết mọi người, bao gồm cả những doanh nhân bận rộn đều đánh giá cao một cuộc trò chuyện mang lại hứng thú cho họ.

Vậy nên, hãy thể hiện rằng bạn thực sự muốn có một cuộc thảo luận khác và đảm bảo rằng mình có thể mang lại cho họ nhiều giá trị hơn.

Trên thực tế, một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là các phương thức bán hàng cứng rắn trong kinh doanh.

4. Cá nhân hóa các phương tiện truyền thông xã hội để thể hiện thương hiệu độc đáo của bạn

107

Ảnh: Getty images

Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ tuyệt vời để thể hiện tiếng nói của bạn thông qua thương hiệu cá nhân của mình. Bằng cách giao tiếp trên LinkedIn, Facebook hoặc Instagram, bạn có thể phản ánh giá trị, niềm tin và sứ mệnh của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Và đừng quên thêm dấu ấn cá nhân của mình vào những nội dung được đăng trên các nên tảng này.

Là con người, chúng ta có một sức mạnh phi thường có thể nghe thấy giọng nói của người khác khi đọc tin nhắn từ họ, nhưng hiệu ứng này chỉ có thể xảy ra khi bạn đủ “gần gũi” với người đọc. Do đó, hãy kết nối với khách hàng ngoài các phương tiện trên mạng xã hội của mình.

5. Lắng nghe khách hàng và thực sự quan tâm đến cuộc trò chuyện với họ

108

Ảnh: Getty images

Cuối cùng, hãy quan tâm thực sự đến những gì người kia đang nói.

Bởi lẽ, ngày nay ai cũng thích nói nhưng lại ít người muốn nghe. Chúng ta đều đã tìm thấy một nền tảng để chia sẻ suy nghĩ của mình nhưng lại mất đi khả năng lắng nghe và gắn kết thực sự với người khác.

Trong khi đó, lắng nghe có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn, bất kể là với những mối quan hệ mới hay hiện có của mình. Và khi đó, bạn sẽ đạt được hiệu ứng giọng nói đã đề cập trước đó trong mục thứ 4.

Truyền thông xã hội có một số đặc quyền của riêng nó, và ‘Hiệu ứng mạng’ nhìn chung cũng có lợi cho các doanh nghiệp, doanh nhân và khách hàng. Tuy nhiên, mặt tiêu cực là nó có thể tạo ra một thực tế sai lầm hoặc một nhận thức sai lệch về việc quản lý hiệu quả các mối quan hệ với khách hàng.

Vậy nên, hãy sử dụng sức mạnh của mạng xã hội với mục đích tốt đẹp, thông qua đó phát triển các mối quan hệ và tạo ra các cơ hội mới cho bạn và doanh nghiệp ngay thời điểm hiện tại và trong tương lai.

(Theo Entrepreneurs)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ