'Ảm đạm' một khu chợ nổi tiếng giữa trung tâm Sài Gòn

Nhàđầutư
Hàng loạt cửa sạp tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đóng cửa, ngừng kinh doanh trong mấy tháng qua không còn là điều lạ lẫm với người dân hay du khách mỗi khi đi qua đây. Bởi, ảnh hưởng của dịch COVID-19 sau 2 đợt liên tiếp đã khiến nhiều tiểu thương không còn 'mặn mà' buôn bán trở lại.
LÝ TUẤN
26, Tháng 08, 2020 | 06:54

Nhàđầutư
Hàng loạt cửa sạp tại chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đóng cửa, ngừng kinh doanh trong mấy tháng qua không còn là điều lạ lẫm với người dân hay du khách mỗi khi đi qua đây. Bởi, ảnh hưởng của dịch COVID-19 sau 2 đợt liên tiếp đã khiến nhiều tiểu thương không còn 'mặn mà' buôn bán trở lại.

IMG_4435

Chợ Bến Thành một trong những khu chợ "sầm uất" nổi tiếng lâu đời tại TP.HCM, bởi có vị trí đắc địa nằm ngay trung tâm thành phố, với khoảng 3.000 sạp bán hàng sỉ và lẻ đủ loại. Hơn nữa đây còn là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, mua sắm...

z1985453545120_48de2e69fc37f46d5db6172548967d71

Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay với 2 đợt liên tiếp đã khiến cho khu chợ vốn dĩ nhộn nhịp này trở nên "ảm đạm" trong nhiều tháng qua.

z1985453329120_2e482cf2c276b5c9b43a4d369df45492

Ghi nhận của Nhadautu.vn tại khu chợ Bến Thành cho thấy, trên 50% các sạp bán hàng tại chợ đều đóng cửa, trùm bạt nghỉ bán. Chưa kể, một số sạp đã được các tiểu thương trả lại do trong thời gian dài không buôn bán được.

z1985454228746_b434139ece26fb185e0a221b2f095927

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Phạm Hương thuộc Ban Quản lý chợ Bến Thành cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh và kể từ thời điểm có chỉ thị cách ly xã hội của Chính phủ, cũng như chủ trương của UBND TP.HCM cách đây mấy tháng, các tiểu thương tại đây đã đồng loạt tạm đóng cửa để thực hiện, tuy nhiên, sau khi được phép hoạt động trở lại bình thường thì chỉ thấy một số ít tiểu thương mở sạp buôn bán trở lại, còn phần nhiều là vẫn đóng cửa.

z1985453287498_a39faed09136ba3e3d517d157b35d00c

Theo ông Hương, việc nhiều tiểu thương tại chợ chưa mở cửa buôn bán trở lại là vì thời gian dài không có khách, trong khi đó, nếu mở cửa bắt buộc các tiểu thương phải đóng thuế, chưa kể các tiểu thương này còn phải chi trả đủ thứ tiền khác như lương nhân viên, vận chuyển hàng hóa... Đặc biệt, đợt dịch thứ 2 xảy ra mới đây cũng khiến cho các tiểu thương tại chợ không còn "mặn mà" với việc buôn bán.

z1985453477779_0dd37722719532064ad5045fcf45231e

Chị Thanh, một tiểu thương bán đồ lưu niệm còn mở cửa tại tại chợ Bến Thành cho hay, tình trạng đóng cửa, buôn bán "ế ẩm" này đã diễn ra hàng tháng nay, các mặt hàng tại chợ chủ yếu là đồ lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ, phụ kiện thời trang... phần lớn đều nhắm tới đối tượng khách hàng là người nước ngoài. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách du lịch đến chợ hầu như không có, duy chỉ còn lại một số người nước ngoài còn ở lại Việt Nam nên thỉnh thoảng lui tới. 

z1985453335103_7dd3a2ae35ffeff3b909c680e0f21e55

"Mấy tháng qua không có khách tôi lỗ rất nhiều. Dịch vừa được lắng xuống chợ đang dần phục hồi trở lại thì đợt dịch thứ 2 lại diễn ra lượng khách lại tụt giảm khiến một số người không đủ tiền đóng thuế đã trả mặt bằng đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh luôn rồi. Với tình hình này, thời gian tới nhiều tiểu thương khác ngừng kinh doang sẽ còn tăng nữa. Tôi vẫn đang cố cầm cự qua ngày nhưng đến khi hết khả năng, thì cũng đành đóng cửa, ngừng hoạt động chứ biết làm sao?", chị Thảo chia sẻ.

z1985453556217_ff1b2f1d2896662991cbd9dfcb156086

Bên cạnh đó, không chỉ có các sạp buôn bán trong chợ đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh mà những cửa tiệm, quán ăn, công ty du lịch... xung quang chợ Bến Thành cũng đồng loạt đóng cửa, treo biển cho thuê mặt bằng. 

z1985454213161_6ca322259ad1fb06b0e092b6a2fd1e0e

Tình trạng này diễn ra hầu hết ở khắp các khu vực trung tâm TP.HCM như quận 1, quận 3, quận 10.... Bởi, do kinh doanh "ế ẩm", việc vắng khách trong thời gian dài không có doanh thu dẫn đến người thuê phải đóng cửa, trả mặt bằng cho chủ.

z1985454437862_062c5ee2a64c547ff25fdd432ebb5454

Trước tình trạng trên, nhiều chủ nhà đã phải giảm giá mặt bằng một phần là để hỗ trợ khách hàng, mặt khác để duy trì doanh thu, tuy nhiên, cũng không mấy hiệu quả. Chỉ còn cách, ngồi hi vọng tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt, mọi hoạt động, kinh doanh sớm được khôi phục trở lại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ